Nâng cao hàm lượng trí tuệ trong lao động

 

Khi nói đến sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tôi không nghĩ rằng chúng ta đang thực hiện hai nhiệm vụ, hai quá trình riêng biệt; cũng không nghĩ rằng chúng ta đang công nghiệp hoá để hiện đại hoá đất nưước, mà nghĩ rằng chúng ta cần tiến hành công nghiệp hoá theo hướng/ theo phương thức hiện đại hoá để xây dựng đất nước giầu mạnh và văn minh .

 

Cuộc cách mạng công nghiệp của nhân loại phát khởi vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX là nhờ những phát minh ra các máy công cụ, động cơ hơi nưước, các máy gia công kim loại.... Lúc ấy ước mong của con người khi tiến hành công nghiệp hoá là chuyển được chức năng thực hiện tất cả các động tác lao động và chức năng của nguồn năng lượng từ con người sang cho các phương tiện kỹ thuật cơ khí. Người công nhân chỉ cần biết thực hành những thao tác hết sức đơn giản cũng có thể tham gia vào dây chuyền Taylor của một nhà máy khổng lồ nào đó. Ngày nay, không chỉ ở những nước đã phát triển tiên tiến mà ngay cả những nước đang phát triển, người ta cũng ý thức rằng phải chú trọng tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao và các ngành có hàm lượng cao về thông tin. Những yêu cầu về chất lượng đối với lao động ngày càng bức thiết và nghiêm ngặt. Tiến sỹ kinh tế học Nga I.V.Bulnarin khi tiến hành công trình nghiên cứu về lao động xã hội ở một số nước công nghiệp như Mỹ, Nhật, mới chỉ qua phân tích các số liệu vào khoảng thời gian từ 1900 đến 1986 mà đã thấy số lao động sáng tạo tăng từ 20% lên 44% còn số lao động nửa rập khuôn tăng từ 33% lên 43% so với tổng số lao động xã hội. Trong khi đó, số lao động rập khuôn lại giảm từ 47% xuống chỉ còn 13%. Giáo sưư G. Kimbelt, giám đốc Trung tâm Kinh tế trưường Ðại học Tổng hợp California cho rằng : “ Nguồn dự trữ chủ yếu của sự phát triển nhanh chóng công nghệ trong nền kinh tế hiện nay là những sáng kiến công nghệ mới, tức là trước hết phải có trình độ tay nghề cao và năng lực sáng tạo của con người cùng với khả năng thực hiện được những sáng kiến đó ”. Nhà tương lai học rất nổi tiếng Alvin Toffler thì xác định “Hoạt động sản xuất phải được quan niệm lại với tính cách một quá trình trải rộng hơn rất nhiều... Và từ nay về sau, ở mọi bước đi, chính là tri thức ( chứ không phải là lao động rẻ mạt ) và ký hiệu ( chứ không phải nguyên vật liệu ) chứa trong bản thân chúng các giá trị gia tăng.”

 

Chúng ta bắt tay vào sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá với một đội ngũ công nhân lao động vừa mỏng về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Theo đồng chí Ðan Tâm: “ Cho tới nay ( bài đăng trên tạp chí Thông tin Lý luận tháng 2- 1995 ) giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn dừng ở tỷ trọng 5- 7% số dân và trên dưới 15% lực lượng lao động xã hội.. .” mới có 10% hiện đại hoá, kiến thức văn hoá, kỹ năng nghề nghiệp còn rất thấp ( gần 60% có trình độ văn hoá từ cấp II trở xuống, 40% không đưược đào tạo nghề nghiệp ) ... . Ðây thực sự là vấn đề gay cấn, nếu không muốn nói là một nguy cơ. Trong xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới và triển vọng gia nhập của Việt Nam vào AFTA, APEC, WTO chúng ta không thể nào không đương đầu với sự cạnh tranh. Ơ đấy muốn tồn tại được phải cạnh tranh được. Ơ đấy không thể lấy giá nhân công tương đối rẻ ra để chào mời mà phải tạo ra đưược một thị trường hàng hoá sức lao động có giá trị cao.

 

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này ? Có ý kiến cho rằng phải gấp rút nâng cao trình độ học vấn cho người lao động. Ðấy là một trong những điều kiện cần, nhưng không đủ. Cái quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm là tay nghề, là trình độ chuyên môn, chứ không phải trình độ học vấn. Trong đội ngũ lao động ở ta hiện nay, đáng trăn trở hơn lại là vấn đề thiếu hụt các công nhân tay nghề bậc cao chứ không phải là các giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ. Có ý kiến cho rằng phải trí thức hoá giai cấp công nhân. Việc này chỉ có thể nói lên được, nhưng làm thì rất khó. Trước hết, không biết phải làm thế nào mà giải thích cho mọi người hiểu được: thế nào là trí thức hoá, và, trong xã hội ta hiện nay, ai là công nhân? Từ đấy mới có thể đặt vấn đề  “ trí thức hoá ” họ được chứ ! Bởi vậy, để thiết thực hơn và tổng quát hơn, nên đặt vấn đề “ Nâng cao hàm lượng trí tuệ trong lao động ”. Muốn nâng cao đưược hàm lượng trí tuệ trong lao động Công đoàn một mặt cần dấy mạnh lên các phong trào khuyến học, khuyến nghệ để không ngừng nâng cao trình độ học vấn và tay nghề cho người lao động, một mặt cần đấu tranh bảo vệ các quyền lợi chính đáng, đồng thời có hình thức giáo dục tốt lòng yêu nghề, yêu doanh nghiệp của mình, sao cho mỗi người lao động đều giốc cả tâm trí của mình vào sản phẩm làm ra, không ngừng phát huy sáng kiến, hăng say tìm tòi sáng tạo cái mới. Sao cho mỗi người đều nhận biết được hàm lượng trí tuệ trong lao động của mình đang lấp lánh sáng trong các sản phẩm xã hội. Hàm lượng trí tuệ trong lao động càng cao, đất nước càng giầu mạnh, tổ quốc càng vinh quang.

 

Hà Nội tháng 8 năm 1997