Về vấn đề vai trò của doanh nghiệp nhà nước

 

Văn kiện Ðại hội Ðại biểu lần thứ VI của Ðảng đã nhấn mạnh: “Ðảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên ch? nghĩa xã hội (6 - 1991) cũng xác định “Ðể khắc phục khuyết điểm, sai lầm, đưa đất nước vượt qua khỏi tình trạng kh?ng hoảng, Ðảng ta ch? trương trước hết phải thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy”. Nhờ sự phản tỉnh tiến bộ ấy, Ðảng chẳng những cứu được đất nước thoát cơn nguy khốn của cuộc kh?ng hoảng ngày càng trầm trọng mà, trong vòng thập kỷ qua đã ngập ngừng chớm bước tới đài vinh quang.

Không thể nói là không hiển hách khi đang ậm ạch lê bước với tốc độ tăng trưởng 0, 4% thời kỳ 1976 - 1980; 3,9 % thời kỳ 1986 -1990, bỗng vươn vai Phù Ðổng sải bước dài 8,7% năm 1992; 8,1% năm 1993; 8,8% năm 1994; 9,5% năm 1995; 9,3% năm 1996... Nói chung, trong mươi năm qua ta đã đạt được tăng trưởng kinh tế vững chắc với tốc độ tăng trưởng trung bình bằng hoặc cao hơn so với tốc độ thần kỳ của khu vực Ðông Á.

Không hiển hách sao khi ta biến hoá từ hình ảnh thảm thương của Phó Th? tướng Lê Thanh Nghị vác rá đi xin từng ít mì, chút bo bo với niềm mơ ước như là lý tưởng về cái chỉ tiêu 21 triệu tấn lương thực quy thóc mỗi năm đến cái ngôi thứ nhì, ba trên thế giới về xuất khẩu lương thực? Năm 1999, cho dù đầu năm hạn hán El Nino kéo dài, cuối năm lũ lụt La Nina chà đi xát lại suốt 7 tỉnh miền Trung, ta vẫn xuất khẩu 4,6 triệu tấn gạo (tương đương 8 - 9 triệu tấn thóc). Ðời sống dân cư đã khác xa những ngày chưa đổi mớị Không kể bọn vô lương, nhờ tham nhũng, biển th? của cải, mồ hôi nước mắt của nhân dân bỗng chốc bốc lên thành triệu phú (thậm chí có thể cả tỷ phú) đôla; số nhân khẩu thuộc diện thiếu đói cũng giảm từ 20 triệu người xuống còn 12,5 triệu ngườị Mức giảm của tỷ lệ nghèo đói trong nhân dân đã từ 30% trong năm 1992 xuống 15,7% trong năm 1998. Kỳ tích xoá đói giảm nghèo đạt được như thế khiến nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế thán phục và ngợi khen.

Tuy nhiên, sau cái vươn vai khoẻ khoắn, hình như đang là cái ngáp dài thiểu nãọ Ðường parabôn biểu diễn mức tăng trưởng kinh tế nước ta đạt cực đại năm 1995, sau đó tụt sang nhánh thứ hai và thật sự hụt hẫng từ 1998. Năm 1999 có lẽ mức tăng GDP thực tế không được 4,8%. Năm nay, sang năm... không biết còn mấy ai tin vào điều gì có thể tốt đẹp nếu không tiếp tục đổi mới, đổi mới hoàn toàn, đổi mới thực sự!

Tình trạng thất nghiệp đang ngày càng trầm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 6% trong năm 1997 (*) đang tăng đến 8%. Riêng ở Hànội, tỷ lệ này là 10,3%. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn có thể đến mức vào khoảng 30%. Sức mua của nhân dân kém hẳn, làm cho nền kinh tế đang rơi vào trạng thái thiểu phát nguy hiểm. Thu ngân sách giảm mạnh từ 23% GDP trong năm 1996 xuống dưới 18% trong năm 1999. Mức đầu tư tính theo GDP cũng giảm từ 29% trong năm 1997 xuống mức thấp nhất kể từ 1992 để chỉ còn 19%. Ðầu tư nước ngoài đang từ mức cao 2 tỷ đôla mỗi năm (tương đương 8% GDP) trong giai đoạn 1995-1997 tụt xuống chỉ còn 600 triệu đôla năm 1999! Sau cơn kh?ng hoảng tài chính Châu Á đầu tư tư nhân đã lần lượt quay trở lại Hàn Quốc, Thái Lan, Malayxiạ.. trong khi Việt nam cứ mỏi mắt trông chờ!

Có thể và cần tìm nguyên nhân gây tình trạng bi đát này trong các ch? trương, chính sách đối nội và đối ngoại, trong sự vận hành trì trệ, âm ạch của bộ máy hành chính quan liêu, lỗi thờị.. Ở bài viết nhỏ này, tác giả chỉ đặt vấn đề xem xét vai trò và trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế nước tạ

I - THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Từ quyết định sáng suốt dứt bỏ nền kinh tế chỉ huy tập trung quan liêu bao cấp, mạnh dạn bước vào cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp, tổ chức lại theo nhiều nghị định, quyết định: quyết định 315/HÐBT (ngày 1-9-1990), nghị định 388/HÐBT (ngày 20-11-1991), quyết định 90/TTg và quyết định 91/TTg (ngày7-3-1994), nghị định 44/NÐ-CP (ngày 29-6-1995), chỉ thị 500/TTg (ngày 25-8-1995) và chỉ thị 20/ TTg (ngày 21-4-1998)... Từ khoảng 15.000 DNNN lớn nhỏ, nhờ các biện pháp sát nhập, giải thể bớt các doanh nghiệp quá manh mún, non yểu, nay chỉ còn khoảng 5.700 DNNN. Con số còn lại chỉ không đầy một nửạ Nhờ đó tiềm lực về vốn của các DNNN đuợc tăng lên đáng kể, quy mô vốn bình quân của mỗi doanh nghiệp tăng từ 3,1 tỷ đồng lên 11,5 tỷ đồng.

Toàn bộ số DNNN hiện sử dụng 80% lượng vốn xã hộị Hầu hết các khoản viện trợ phát triển, giải ngân qua các bộ, đều được phân bổ cho các DNNN do trung ương quản lý. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn các DNNN có quy mô lớn và trung bình đến nay vẫn tiếp tục làm ăn thua lỗ. Ngay cả trước khi ảnh hưởng của cuộc kh?ng hoảng khu vực tác động đến Việt Nam, ước tính chỉ không đầy 40% số DNNN làm ăn có lãị Hai trăm doanh nghiệp lớn nhất được ưu tiên chiếm dụng tới 60% tổng số vốn nhà nước thì cũng đồng thời “ưu tiên” gánh 40% tổng số nợ. Dùng phương pháp phân loại qua tỷ số giữa lợi nhuận và nợ thì các doanh nghiệp loại “yếu kém nhất” đang ôm món nợ 20 nghìn tỷ đồng, đối với các doanh nghiệp loại” hoạt động không hiệu quả” con số nghiệt ngã đó là 43 nghìn tỷ đồng, tính đến cuối năm 1997. Nhóm các DNNN “ yếu kém nhất”, trong quá trình kinh doanh và phát triển đã tạo ra được cho mình số nợ trung bình cao gấp hai lần giá trị vốn nhà nước đã chu cấp. Trong đó, 50 doanh nghiệp đặc biệt có số nợ cao gấp nhiều lần giá trị vốn nhà nước. Do hầu hết các doanh nghiệp đều bị thua lỗ triền miên nên khả năng trả được nợ hết sức mờ mịt, nếu không muốn nói trắng ra là: không thể có!

“Lão thành” như Tổng Công ty Gang Thép Thái Nguyên mà đến cuối năm 1998, tổng bí thư Lê Khả Phiêu cùng phó th? tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm và làm việc, để ra sức tiếp tục cứu, đã phải ra sức tiếp tục cho: cho khoanh nợ số tồn đọng 2000 tấn thép trong kho tương đương 87 tỷ đồng từ năm 1998 sang 1999-2000 không tính lãi; cho dãn nợ số tiền đầu tư một số hạng mục công nghệ mới với giá 25 tỷ đồng; cho được giãn các khoản vay 3-5 tới 8-10 năm; trong vòng 3-4 năm, cho giãn hẳn khoảng một nửa số công nhân.

“Nho nhỏ” như công ty Lâm đặc sản Hà Nội, sau khi ăn vét kiệt quệ những đồng vốn nhà nước cấp, đến nỗi trong két sắt chỉ vỏn vẹn 77.080 đồng tiền mặt mà số nợ phải trả vẫn còn đến 10 tỷ đồng. Dã man đến mức, trong khi không chịu trả đ? lương cho công nhân (số tiền nợ lương của 122 công nhân là 18 triệu) thì lãnh đạo lại đem tài sản của Công ty cho tư nhân vay, từ đấy tạo thêm một khoản vốn bị tư nhân chiếm dụng, một khoản nợ khó đòi, là 9 tỷ đồng.

“Quý phái” như Tổng công ty Vàng Bạc Ðá quý Việt Nam, được xem như một “tập đoàn kinh tế 90”, có tới 50 công ty hoạt động trên cả nước. Nhưng, hầu hết đều lỗ. Có lãi chăng chỉ là lãi giả, còn lỗ thì chắc chắn thật ! Riêng 1999 lỗ hàng chục tỷ đồng. Số khai lãi trước thuế của một công ty đồ sộ đến thế mà chỉ là 2,5 tỷ đồng. Tính thuế vốn như Bộ Tài chính quy định thì khoản lỗ phải là hàng chục tỷ. Riêng Công ty Vàng Bạc Ðá quý Hải Phòng, từ 1996 -1998 lỗ và thất thoát 40 tỷ đồng.

Số nợ của 12 nhà máy đường trong năm 1997 mới ở mức hai con số: 77 tỷ và khả năng chi trả vào khoảng 35 tỷ. Sang năm 1998, tăng lên ba con số để đạt 267 tỷ, trong đó, khả năng chi trả là 186 tỷ. Ðến năm 1999 lại vươn lên 308 tỷ mà khả năng chi trả chỉ vẫn dừng ở mức khoảng 186 tỷ.

Làm với tinh thần độc lập, tự ch? cũng lỗ, liên doanh với nước ngoài cũng lỗ. Cty liên doanh Mitsui Vina, liên doanh giữa Tổng công ty Nhựa Việt Nam với Nhật Bản lỗ gần 16 triệu USD trong 2 năm 1998- 1999. Liên doanh với Coca Cola lỗ đến trắng taỵ..

Món nợ do các DNNN tạo ra kh?ng khiếp đến nỗi làm cho báo cáo của Chính ph? trước kỳ họp thứ sáu của Quốc hội phải nghẹn ngào thốt lên: “Không thể tiếp tục dùng ngân sách nhà nước, tiền đóng thuế của dân để nuôi dưỡng các DNNN đã trở thành gánh nặng của nền kinh tế!” Cách đây dăm năm, trong một bản góp ý vào Báo cáo Chính trị của Ðại hội VIII, tôi không nén nổi lòng mình, cũng đã từng thẳng thắn cảnh báo: “Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là các bầu sữa tong teo của nhân dân bị vắt ra đau đớn để nuôi béo một bọn người vừa bất tài, vừa vô trách nhiệm, vừa phi nhân bản”.

Lẽ ra tôi phải viết “hầu hết DNNN”, nhưng lúc ấy lòng dũng cảm của tôi chỉ dừng ở mức dám dùng một tính từ chỉ số lượng hoàn toàn bất định: “nhiều”. Bây giờ thì bên cạnh câu ấy, tôi còn muốn minh hoạ thêm bằng một biếm hoạ chua xót mà ở giữa là một cái bồ sứt cạp th?ng đáy; phía trên là mồ hôi, nước mắt, xương máu nhân dân đang được mạnh tay đổ vào; phía dưới, ngoác ra hàng loạt cái mồm khốn nạn chen nhau nhồm nhoàm nhai nuốt.

II - TÁC HẠI CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Cũng như ch? trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trước đây, ch? trương ưu tiên c?ng cố, xây dựng các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang tạo ra nhiều nghịch lý, nhiều phản giá trị cả trong kinh tế lẫn xã hội.

Thật vậy, DNNN không chỉ là những cái bồ th?ng đáy để người ta rót của cải, tiền bạc của nhân dân, của nhà nước vào những cái mồm tham nhũng đ? mọi cấp, đ? mọi loại, mà còn là những cái bồ sứt cạp để người ta đổ tung toé một cách vô tội vạ những khoản “tiền chùa” to lớn, tạo nên tình trạng lãng phí rất đau lòng. Con số nợ tổng cộng của các DNNN năm 1999 là 200.000 tỷ đồng chắc còn nhỏ hơn nhiều so với các khoản lãng phí gây ra từ cái cớ xây dựng sự nghiệp vai trò ch? đạo cho DNNN.

Giải thích thế nào về tình trạng đất nước thì nhỏ, giao thương quốc tế chưa phát triển mấy mà phải quy hoạch xây dựng tới 114 cảng lớn? Chỉ riêng từ Sài Gòn đến Cần Giờ có mấy km đường sông thôi mà bầy ra đến 20 cảng! Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đến Quảng Ngãi, cách nhau chưa đầy 150 km mà nào Chân Mây, Tiên Sa , Dung Quất. Lại còn đang tính thêm Kỳ Hà! Lại toan cái nào cũng cần vươn lên tầm quốc tế!

Trên cái chấm nhỏ tý ty ở bản đồ, trong phạm vi 10 km2 của huyện Kiên Lương- Hà Tiên người ta đếm được 4 nhà máy xi-măng. Tiềm năng đá vôi Hà Tiên không lớn lắm. Riêng đối với Nhà máy Xi- măng Hà Tiên 2 thôi, đá vôi ở đây cũng chỉ đ? cung cấp trong vòng 30 năm nữạ Trước mắt, do có tới 4 nhà máy nên xi-măng sản xuất ra ế ẩm vì cung đã vượt cầu nhiều lần.

Việc xây dựng tràn lan nhà máy xi-măng lò đứng rất lạc hậu của Trung Quốc đang và sẽ còn để lại không biết bao nhiêu hậu quả khôn lường về nợ tài chính và tác hại ô nhiễm môi trường! Nguồn nguyên liệu đá vôi trong nước, đặc biệt là ở miền Bắc, khá đồi dào, nhưng người ta lại đi nhập quá nhiều clanh-ke về nghiền thành xi-măng, trong khi các loại xi- măng sản xuất bằng nguyên liệu trong nước đang bị ứ đọng!

“Sự nghiệp bách hoa tề phóng” của hàng loạt nhà máy đường ở các tỉnh cũng gây nên tấn bi hài kịch khóc dở mếu dở. Có nhà máy xây xong mà không ra đời được. Có nhà máy chỉ sống thoi thóp một thời gian rất ngắn. Nông dân nhiều nơi được tuyên truyền, khích lệ để hôm trước phá rừng trồng mía, hôm sau chặt mía bỏ thối ngoài đồng. Tổng số vốn đầu tư cho 44 nhà máy đường lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Trong đó, già hai phần ba vay của nước ngoàị Niên vụ 1998-1999, 41 nhà máy đường trong cả nước chỉ chạy 64% công suất thiết kế đã sản xuất được 552.500 tấn đường. Niên vụ 1999-2000, cả 44 nhà máy vào cuộc, với tổng công suất 78 200 tấn mía cây sẽ có nguy cơ sản xuất 950.000 tấn đường. Như vậy sẽ có ít nhất 200.000 tấn đường dư thừạ Trong nước tiêu dùng không hết thì xuất khẩụ Vậy là tốt quá rồi còn gì! Khốn nỗi, giá thành sản phẩm của các DNNN của ta hầu như bao giờ cũng rất cao, cho nên, nếu đem xuất khẩu hết lượng đường dư thừa ấy thì nhà nước phải bù lỗ 20 - 50 triệu ! Dẫn chứng này nhỏ nhưng biểu hiện khá sinh động tính “ưu việt” và tính vô chính ph? của DNNN.

Do được ưu tiên, được cưng chiều nên tuyệt đại bộ phận các DNNN vẫn chờ đợi sự xin - cho, sự bảo hộ của nhà nước, do vậy hoạt động kinh doanh, sản xuất hết sức kém cỏị Nếu so sánh trong cùng một ngành nghề và quy mô thì biên chế quản lý của DNNN thường gấp 2-3 lần doanh nghiệp tư nhân. Với các doanh nghiệp có cùng một tổng tài sản cố định thì số lao động của DNNN hầu như bao giờ cũng nhiều gấp mười lần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàị Hiệu quả sử dụng vốn đã thấp lại không ngừng suy giảm. Năm 1995, mỗi đồng vốn nhà nước còn tạo được 3,46 đồng doanh thu và 0,19 đồng lợi nhuận. Năm 1998, các con số tương ứng là 2,9 và 0,13. Quá nửa số DNNN có tỷ suất sinh lời trên tổng vốn thấp hơn lãi tiết kiệm!

Theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, mức tiêu thụ năng lượng hiện nay của Viêt Nam chỉ bằng một phần bẩy của Thái Lan. Ðứng ở mức thấp nhất trong các nước đang phát triển. Tổn thất điện năng năm 1998 là 16,08%, lớn gấp 1,8 lần Thái Lan. Năm 1998, một người làm trong công ty phân phối điện ở Thái Lan quản lý 352 khách hàng và bán được 1.597.331 kwh điện. Trong khi đó, ở Việt Nam, một nhân viên chỉ quản lý được 55 khách hàng (hơn 6 nhân viên quốc doanh Việt Nam mới quản lý được lượng khách hàng bằng 1 nhân viên Thái Lan), và bán được 363.880 kwh. Cho nên giá điện ở Việt Nam là 0,075 USD/kwh, trong khi ở Indonesia chỉ có 0, 016 USD/ kwh; ở Thái Lan là 0,03; ở Singapor: 0,05; ở Malaysia: 0,052.

Ở tất cả các ngành mà DNNN được độc quyền thì nhân dân đều bị bắt chẹt tiêu thụ với giá cắt cổ. Ngành bưu điện có thành tích hàng đầu tiến lên hiện đại hoá nhưng giá sử dụng dịch vụ đắt đến nỗi người nước ngoài cũng phải kêu cạ Một cán bộ khoa học Việt Nam, trong quá trình giao lưu học thuật chỉ cần gửi một tập tài liệu nhỏ ra nước ngoài đã mất đứt nửa tháng lương.

Trong sản xuất thép, các DNNN đóng vai trò ch? đạo, cho nên, giá thành sản xuất thép trong nước thường cao hơn giá thép nhập khẩụ Giá thép nhập là 285 USD/tấn, trong khi đó giá sản phẩm trong nước trung bình là 300 USD/ tấn.

Nghịch lý biểu hiện đến mức thật là khó xử qua câu chuyện nàỵ Kể từ 1 tháng 4 năm 2000, nhà nước ch? trương cho nhập khẩu phân bón tuỳ theo nhu cầu, không cần quo-tạ Nhưng, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam lại ra văn bản đề nghị Th? tướng Chính ph? cần quy định và duy trì cho đến hết năm 2002 thuế suất và phụ thu phân bón nhập khẩu ở mức 30% đối với phân supe lân và mức 15% đối với phân NPK. Vì sao phải như vậỷ Chẳng qua vì do cái sức ỳ quá lớn của các DNNN tại các doanh nghiệp sản xuất phân bón quốc doanh như: Supe photphat Lâm Thao, Supe photphat Long Thành, Phân lân Văn Ðiển, Phân Lân Ninh Bình, không chịu cải tiến công nghệ, không chịu cải tổ bộ máy hành chính cồng kềnh, nên giá thành sản xuất quá caọ Gía supe lân trong nước tới 838.000 đồng/tấn, trong khi giá nhập chỉ có 650.000 đồng. Phân NPK nội 2.734.000 đồng/tấn, trong khi nhập ngoại chỉ có 2.284.000.

Hỏi rằng, ta vì hàng chục triệu nông dân vốn đã khổ nghèo, đang làm ăn còn rất vất vả, hay vì chỉ có mươi ngàn CBCNV trong ngành phân bón? Hỏi rằng giai cấp công nhân đang lãnh đạo nông dân tiến lên no ấm, giầu sang hay đang là cái gánh nặng đè trên cổ nông dân?

Một số vị giám đốc quá phè phỡn với “bổng lộc chùa”, vừa thiếu năng lực, vừa ậm ạch ngại vươn lên cạnh tranh không những đang phù hoạ với các thế lực bảo th? ra sức chống lại trào lưu hội nhập toàn cầu, ngăn trở Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ mà còn lỳ lợm chiếm chỗ làm, chặn đường xây dựng cơ đồ, sự nghiệp của thế hệ trẻ.

Trong khi nhiều nhà khoa học tài ba, nhiều giáo sư, tiến sỹ cứ đúng tuổi là tự nguyện xin hoặc được quyết định nghỉ hưu; trong khi nhiều cán bộ trẻ, nhiều kỹ sư, thạc sỹ tràn đầy sức lực, dồi dào trí tuệ còn thất nghiệp, bị tước đi khả năng thi thố tài năng, cống hiến xứng đáng cho đất nước thì một số ông giám đốc, một số bà chức trọng quyền cao mạo danh thiết tha với sự nghiệp của Ðảng, của Nhà nước tung ra kiến nghị đòi kéo dài tuổi hưu trí. Hãy biết nghĩ rằng nếu thực sự có tài thì về hưu rồi vẫn cứ cống hiến được; nếu thực sự tâm huyết thì hãy nhích sang một bên, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ sống còn và vươn tớị Hãy biết tin rằng chắc chắn thế hệ sau sẽ hơn chúng ta.

III - SỨC ÐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH

Theo báo cáo kinh tế không chính thức của Ngân hàng Thế giới do Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 1999 thực hiện thì trong năm 1999, kinh tế Việt Nam có hai điểm sáng nổi bật.

Ðiểm sáng thứ nhất là nông nghiệp tăng trưởng xấp xỉ 5%; do đó đã bù đắp cho mức tăng trưởng công nghiệp khiêm tốn (5,7% - so với 12,8% thời kỳ 1993-1997) và mức tăng trưởng dich vụ càng khiêm tốn hơn (1,6% - so với 9,0% thời kỳ 1993-1997) để trở thành nguồn gốc chính của tăng trưởng, của xoá đói giảm nghèọ Sản lượng lúa tăng thêm 2 triệu tấn để đạt 31 triệu tấn. Xuất khẩu gạo tăng từ 3,5 triệu tấn lên mức kỷ lục mới là 4,6 triệu tấn.

Ðiểm sáng thứ hai là tăng trưởng xuất khẩu diễn ra trên một diện rộng các mặt hàng. Xuất khẩu sang cả thị trường Châu Á và Châu Âu đều tăng mạnh. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chế tạo tăng 18%. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng chưa qua chế biến tăng 13%. Nguồn gốc điểm sáng thứ nhất chính là nhờ vào tăng năng suất và đa dạng hoá nông nghiệp, nhờ sự xuất hiện các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực dịch vụ, đáng kể nhất là khu vực kinh tế hộ gia đình, ch? yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp. (Ðến đây, người viết cũng như người đọc hẳn không thể không tưởng nhớ bí thư tỉnh uỷ Kim Ngọc, người trí thức công nông dũng cảm đáng kính đã có công tiên phong mở đường tạo ra nguồn gốc điểm sáng này).

Cùng với các trang trại, hộ kinh tế gia đình ở nông thôn, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàị.. đang góp phần ch? yếu huy động mạnh mẽ năng lực tiềm tàng của hàng triệu, hàng triệu lao động Việt nam tạo ra tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc dân lớn hơn khu vực các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù đã có lợi thế quan trọng qua khoản thu rất lớn về dầu mỏ, tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc dân của các DNNN chỉ đạt 49%. (Còn nhớ, trong bản góp ý vào dự thảo báo cáo chính trị của Ðại hội VIII mang tiêu đề “Thế nào là định hướng đúng”, tôi đã từng sững sờ thốt lên:

“Vậy mà, sao vẫn phải” tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước “và gán ghép cho nó cái chỉ tiêu chiếm tỷ trọng 60% GDP? Liệu có làm thế nào trong dăm năm tới đạt được chỉ tiêu đó không? Hay là, chỉ đạt được tỷ trọng đó khi GDP phải teo lạỉ”)

Hiện nay, khu vực tư nhân mới chỉ tạo ra gần ½ GDP trong các ngành chế tạo nhưng 600.000 doanh nghiệp nhỏ, 5.600 doanh nghiệp vừa đang hoạt động trong lĩnh vực này cùng với xu thế gia tăng mạnh hứa hẹn triển vọng vượt trội hẳn khu vực nhà nước.

Các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ trong ngành chế tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô tương đối lớn có đặc điểm hoạt động theo định hướng xuát khẩu cao, hơn cả các DNNN. Trung bình, các doanh nghiệp này xuất khẩu khoảng ¾ sản phẩm mà họ sản xuất rạ

Như vậy, lại cũng chính các thành phần ngoài quốc doanh là nguồn gốc tạo nên điểm sáng nổi bật thứ hai trong kinh tế Việt Nam 1999.

Khu vực tư nhân trong nước là nơi thu hút lao động nhiều nhất. Hiện nay, các doanh nghiệp gia đình và các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ sử dụng trên 64% công nhân công nghiệp trong khi các DNNN chỉ sử dụng 24%. Ông Andrew Steer, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội cho biết 90% lực lượng lao động ở Việt Nam, tức 36 triệu người làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân. Trong 5 năm qua, 5 triệu việc làm mới được tạo ra, hầu hết là từ khu vực kinh tế tư nhân.

Ta xuất khẩu gạo thứ nhì, thứ ba trên thế giới nhưng nhiều lúc, nhiều nơi, dân vẫn đóị Chỉ vì không vận chuyển được gạo từ nơi thừa đến nơi thiếụ Vai trò quốc doanh trong kinh doanh lương thực rất mờ nhạt. Hàng năm cần vận chuyển từ Nam ra Bắc trên dưới 600 ngàn tấn, vận chuyển điều hoà cho miền núi 600-700 tấn. Các phương tiện vận chuyển quốc doanh phần do kém linh hoạt, phần vì phí vận chuyển quá cao nên không đảm đương việc nàỵ Chính nhờ đội ngũ các công ty tư nhân cần cù chăng màng lưới kinh doanh lương thực đều khắp các địa bàn nên đã đảm nhiệm việc mua và cung ứng 70% lượng gạo xuất khẩu, 80% lượng gạo cung ứng tiêu dùng trong cả nước.

Mặc dù bị đối xử chưa công bằng, khu vực kinh tế tư nhân vẫn kiên trì thầm lặng đóng góp phần rất xứng đáng cho nền kinh tế chung của đất nước, vẫn mạnh mẽ vươn lên đạt mức tăng trưởng cao hơn khu vực các DNNN.

Trong tổng sản lượng sản xuất toàn ngành công nghiệp 10 tháng đầu năm 1999 gồm 144.533 tỷ đồng, tăng 10,3% cùng kỳ năm trước thì khu vực quốc doanh trung ương tăng 5%, quốc doanh địa phương tăng 3,8 % và, khu vưc ngoài quốc doanh tăng tới 8,2%. Bước sang 2 tháng đầu năm 2000, so với cùng kỳ năm trước, mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh vẫn tăng ở mức cao nhất: 15,8%; mức tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng đạt 13,5%, trong khi đó, mức tăng của khu vực quốc doanh chỉ đạt 10,2%. (Ở mục “Nhịp điệu Phát triển” trên tờ Lao Ðộng, số ra ngày 29-2-2000, do tế nhị chỉ nêu 2 con số lớn phía trên, mà không tiện nêu số bé hơn của khu vực kinh tế quốc doanh!)

IV- NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT, THỰC SỰ ÐỔI MỚI TƯ DUY VÀ HÀNH ÐỘNG

Tôi tâm đắc với ý kiến sau đây của nhà nghiên cứu Trần Khuê trong tập tài liệu “Chỉnh đốn để tồn tại và phát triển” của ông: “Ðã có một thời ta phản đối quan điểm “Bất kể mèo trắng hay mèo đen, miễn là bắt được chuột”. Rõ ràng thiên hạ coi trọng việc bắt được chuột nên họ tiến nhanh hơn chúng tạ Mấy chục năm liền chúng ta chỉ lo chọn mèo quốc doanh, còn mèo phi quốc doanh, phi tập thể thì dứt khoát không nuôị Mèo quốc doanh thì được chăm sóc đầy đ? đến mức thấy không cần phải bắt chuột nữạ Gần đây ta thấy cần phải chấp nhận cả năm loại mèo vì chuột hoành hành dữ quá, đăc biệt có nhiều mèo lại thông đồng cấu kết cả với chuột. Ðiều đáng mừng là ta đã nhận ra được việc bắt chuột là quan trọng. Chắc chắn là sẽ thấy cần dùng loại mèo nào và không cần dùng loại mèo nàọ Hiện nay các loại mèo lười bắt chuột và hay ăn vụng đang ra sức phản đối hoặc làm chậm tiến trình cổ phần hoá...”

Liệu đã thật sự có “Ðiều đáng mừng là ta đã nhận ra . . .” chưả Khi mà, trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 8 Khoá VIII, tổng bí thư Lê Khả Phiêu vẫn chỉ thị: “Các đồng chí trung ương phụ trách các ngành kinh tế tổng hợp, phụ trách các cơ quan tư pháp cần nêu các chính sách vĩ mô có tác dụng trở ngại gì đến hiệu quả hoạt động của DNNN? Trách nhiệm trong việc c?ng cố DNNN thế nàỏ Các đồng chí trung ương ở các tỉnh cần nêu trách nhiệm trong việc phát triển kinh tế hợp tác thế nào?”

Thế là, các ngài giám đốc DNNN mặc dù đã ăn tàn phá hại đến mức không thể chịu đựng nổi, vẫn có bùa hộ mệnh để đòi các cơ quan trung ương phải kiểm điểm vì đã không ưu tiên đ? độ, không tiếp tục đổ thêm nhiều hơn nữa tiền của, xương máu nhân dân ra cho họ tiêu sài phung phí. Họ vẫn có chỗ dựa vững chắc để chống lại ch? trương cổ phần hoá đang trở thành vô cùng bức thiết.

Sao lại cứ phải như thế? Sao lại cứ phải thiên vị coi là con cưng cái đứa kém cỏi hoang tàng, trong khi vẫn ghẻ lạnh các thành viên gia đình tuấn tú, linh lợi và có sức vươn rất đáng quan tâm?

Năm 1998, Ban Quản lý Ðổi mới DNNN đã đưa ra một chương trình toàn diện cải cách DNNN bao gồm:

·        Ða dạng hoá sở hữu bằng các biện pháp cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu . . .

·        Cơ cấu lại, điều chỉnh lại quy mô một số DNNN

·        Giảm số DNNN không có khả năng sống còn (giải thể, sát nhập)

Nhưng, tại sao tiến trình cổ phần hoá diễn ra còn quá ngập ngừng và chậm chạp; trong khi, thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp được CPH đều có mức tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu lớn hơn! Vì sao ch? trương CPH và chuyển đổi sở hữu lại ch? yếu chỉ tập trung vào các DNNN cỡ vừa và nhỏ (có vốn dưới 10 tỷ đồng); trong khi, thực tế cho thấy nhiều DNNN cỡ lớn làm ăn quá chừng bê trễ, nợ chồng chất ngày càng tăng nhanh?

Không thể giao phương án cải cách doanh nghiệp bao gồm việc sắp xếp lại hay CPH cho các cấp ch? quản xây dựng và chỉ đạo thực hiện. Như thế khác nào trông chờ họ tự đẽo, tự cưa cái ghế của họ, tự gạt đi cái “mâm cỗ chùa” của họ? Cần thiết lập một cơ quan độc lập đ? mạnh để thực hiện chương trình cải cách DNNN. Cơ quan này phải có quyền lực thực sự, đồng thời phải chịu mọi trách nhiệm trước nhà nước.

Cần xác định lại thế nào là vai trò ch? đạo của kinh tế nhà nước? Ðâu phải muốn đóng được vai trò ch? đạo thì phải và chỉ cần chiếm tỷ trọng lớn cả trong sản xuất và lưu thông đồng thời chi phối cưỡng bức các thành phần kinh tế khác thông qua việc tăng cường quyền lực tài chính và chính trị.

Muốn đóng vai trò ch? đạo, muốn chỉ đạo được, muốn chi phối được về thực chất thì không thể lạm dụng mệnh lệnh hành chính mà phải thông qua sự thuyết phục bởi tính hiệu quả. Hiệu quả của các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các thành phần kinh tế nhà nước phải đ? sức cạnh tranh và cạnh tranh thắng cuộc đối với các thành phần kinh tế khác. Chừng nào kinh tế nhà nước tạo ra những hiệu quả cao hơn các thành phần kinh tế khác, thì khi đó nó mới chi phối được nền kinh tế quốc gia và mới xứng đáng vai trò ch? đạọ

Những năm trước đây, đối với các DNNN, Trung Quốc cũng đã từng ch? trương “ phóng quyền, nhường lợi”, nghĩa là tăng tối đa quyền tự ch? của các DNNN, đồng thời tăng phần lợi ích để lại cho các doanh nghiệp nàỵ Dần dần biện pháp này bộc lộ nhiều tiêu cực, dẫn đến tình trạng “phóng quyền thì loạn, thu quyền thì chết”. Từ 1995 đến nay Trung Quốc buộc phải chuyển sang ch? trương “Nắm cái lớn, buông cái nhỏ” đối với DNNN. Trong đó “nắm lớn” không phải là nhà nước toàn nắm những doanh nghiệp lớn về quy mô mà ch? yếu nắm những doanh nghiệp, những tập đoàn có ý nghĩa quyết định sự phát triển của đất nước, của địa phương. Họ cũng không tham nắm số lượng. Hiện nay Trung Quốc có gần 300.000 DNNN (trong đó khoảng 1/3 làm ăn có lãi, 1/3 thua lỗ nặng, 1/3 nếu khái tính thì không lỗ, tính chi tiết thì cũng lỗ). Chính ph? Trung Quốc chỉ ch? trương nắm khoảng hơn 1000 doanh nghiệp . Ðối với các doanh nghiệp khác, họ đẩy mạnh đa dạng hoá sở hữu bằng nhiều hình thức: cải tổ, liên hiệp, sát nhập, cho thuê, khoán kinh doanh, hợp tác cổ phần . . .

Việc chuyển hình thức sở hữu có thể và cần làm thật mạnh tay đối với các doanh nghiệp không thuộc loại doanh nghiệp công ích.

Ðối với vấn đề cổ phần hoá, cần nghiên cứu thoả mãn ba yêu cầu mà nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Viêt Nam đã nêụ Một là, phải dỡ bỏ tất cả các hạn chế về sở hữu cổ phần tối đa hiện tại để cho phép có thể có một sở hữu đa số. Ðiều này tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh tư nhân có tài năng và có năng lực quản lý mua đa số cổ phiếu của các DNNN. Hai là, phải tăng cường sự minh bạch hơn trong quá trình CPH, thông qua công bố và quảng cáo bán cổ phần trong thời gian ít nhất một tháng để thu hút sự tham gia của mọi người có nhu cầụ Ba là, phải chuyển quyền bán và phát hành cổ phiếu ra ngoài bộ máy lãnh đạo của DNNN.

Song song với việc xử lý tích cực đối với các DNNN cần khẩn trương hơn trong việc tạo lập môi trường sản xuất-kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả DNNN phải chuyển sang hoạt động theo một luật doanh ngiệp thống nhất. Từ đó tạo một sân chơi phẳng, một trường đua phân minh để chiến thắng thực sự thuộc về tài trí chứ không phải chỉ dành cho các cậu ấm, cô chiêu được nuôi dưỡng bằng những bầu sữa bao cấp của nhà nước.

Vào giữa năm 1999, chính ph? Nhật bản đã đồng ý tài trợ hào hiệp 20 triệu Yên nhằm trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch khuyến khích khu vực tư nhân gồm: một là, hoạch định các chính sách của chính ph? nhằm khuyến khích khu vực tư nhân; hai là, đảm bảo đối xử công bằng giữa các DNNN và doanh ngiệp tư nhân về tài chính, cấp phép, hải quan, phân bổ hạn ngạch, thuế và các lĩnh vực khác (năm 1998, chỉ có 10% doanh nghiệp tư nhân được vay tiền, trong khi ¾ trong số họ có nhu cầu vay); ba là, cho phép các doanh nghiệp tư nhân tiến hành kinh doanh tự do, không bị can thiệp tuỳ tiện mà chỉ dựa trên cơ sở pháp luật.

Hãy cùng nhau nhắc lại nghị quyết trung ương VI: “Ðảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng”.

Hãy nhìn thẳng vào sự thật, thực sự đổi mới tư duy và hành động để ngăn chặn kịp thời cơn suy thoái và kh?ng hoảng trầm trọng, đưa đất nước tiến lên!

Hà Nội 20 tháng 4 năm 2000
Nguyễn Thanh Giang
Nhà A13 P9 - TTPK Hoà mục
Phường Trung hoà
Quận Cầu giấy

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phần lớn tư liệu trong bài được tham khảo từ báo Lao Ðộng và từ cuốn “Việt Nam chuẩn bị cất cánh”, báo cáo kinh tế không chính thức của Ngân hàng Thế giới.