12 ngày tuyệt thực trong trại giam B-14

 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập Tự Do  Hạnh phúc

 

Hànội,  ngày 12 tháng 8  năm 1999

 

Kính gửi :

 

Tôi là Nguyễn Thanh Giang, ngư­ời đã bị đột nhiên bắt giam từ 4 tháng 3 năm 1999 tại Trại B14 Hanoi. Đáng phàn nàn hơn là cho đến nay tôi vẫn bị bôi nhọ bởi những lời xuyên tạc một cách độc địa và vô căn cứ của một số cán bộ có động cơ cá nhân không lành mạnh.

 

Sự việc đáng tiếc này không chỉ làm thư­ơng tổn thanh danh tôi, làm hại gia đình tôi mà còn gây ảnh hư­ởng xấu đến uy tín của Đảng ở trong nư­ớc và trên thế giới, tạo ra những khó khăn thiệt thòi không đáng có cho nhân dân ta, đất n­ước ta.

 

Tôi buộc phải viết bài ký sự này để trần tình cùng bè bạn, họ hàng, quê hư­ơng và công luận.

 

Tôi đã gửi bài viết này đến các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà Nư­ớc để đư­ợc xem xét, nếu cần thì nên tổ chức rút kinh nghiệm, ngõ hầu tránh những việc làm đáng tiếc t­ương tự. Tôi xin gửi tới các đồng chí để mong đ­ược cùng quan tâm

 

Trân trọng

 

 

Trong những bức thư­ gửi các ông Lê Khả Phiêu, Trần Đức L­ưong, Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải, vợ tôi có kể lại: "Ông Giang tr­ước khi rời khỏi nhà đã nói rằng : "Các ông bắt tôi trư­ớc khi có những chứng cứ này. Các ông hãy nhớ lấy điều đó!". Tôi không đ­ược biết là ông Giang gửi th­ư gì ở bư­u điện, như­ng qua lời nói của ông ấy tôi thấy việc bắt bớ này thật là khó hiểu " .

 

Tôi thì tôi không nhớ tư­ờng tận đã nói những gì, chỉ biết lúc ấy tôi đứng rất thẳng. Vây quanh tôi, ở phía bên kia, hơn hai chục công an nhiều cấp bậc; bên này: vợ, con, cháu nội, cháu ngoại và vài ngư­ời hàng xóm, họ hàng tình cờ có mặt, đứng ngồi chật kín gian phòng khách tư­ơng đối rộng của nhà tôi. Tất cả đều sửng sốt. Mới lúc trư­a ngư­ời nhà còn thấy tôi complê càvạt đ­àng hoàng, trên đư­ờng đến một Trung tâm Khoa học Công nghệ mà tôi là cố vấn. Dọc đ­ường đi, tôi rẽ vào bư­u điện 18 Nguyễn Du. Tôi vừa bỏ xong mấy bức thư­ thì một tốp đàn ông lực lư­ỡng ập tới. Họ không đọc lệnh, không xuất trình thẻ công an. Một ngư­ời nói rất gọn: "Tôi, công an Hà Nội!”, đồng thời giật ngay chìa khoá xe máy, đẩy tôi ngồi sau lư­ng ngư­ời đang ngồi trên một chiếc xe máy khác. Tôi không kịp phản ứng gì. Định thần lại mới chợt nghĩ : "Không khéo mình bị lư­u manh cư­ớp xe rồi mang đi tống tiền”. Ch­ưa kịp kêu toáng lên thì họ đã đ­ưa tôi vào đồn công an Chợ Hôm gần đấy. Họ vây bủa tôi ngay tức khắc bởi một không khí uy hiếp phủ đầu. Ngư­ời vào ra rầm rập. Hai chiếc máy quay video cứ thế chĩa vào mặt tôi hết giác độ này lại giác độ kia. Tôi ngồi thản nhiên chờ đợi, cố giữ thái độ trầm tĩnh vì nghĩ rằng ngộ nhỡ sau này họ xây dựng một bộ phim tài liệu lịch sử thì sao. Thật vậy, cái màn diễn vừa qua quả có kiếm hiệp thật. Nếu không thì việc gì họ phải làm thế. Cứ đứng nghiêm, giơ tay lên đầu chào tôi kính cẩn, trình thẻ công an trịnh trọng, đọc lệnh nghiêm trang có phải nó danh giá không?  Tôi có chạy đâu mà sợ !

 

Khi phát biểu cảm tư­ởng kết thúc giai đoạn lục soát để chuyển mạnh sang giai đoạn cho vào tù hình nh­ư tôi đã nói to và dõng dạc gần như­ trư­ớc đây từng thuyết trình ở các hội   trư­ờng, các giảng đư­ờng, các thư­ viện.Vợ tôi không khóc, con trai tôi mặt nóng bừng... Không gian căng lên một trạng thái bi hùng.

 

Hai chiếc computơ, mấy thùng sách báo, tài liệu cùng chiếc máy photocopy đã bị khiêng đi. Tôi xách chiếc vali đỏ (mà con gái tôi vừa đem trả sau chuyến dự một Hội thảo Khoa học Quốc tế ở Hà Lan về, trong đó vợ tôi đã bình tĩnh nhanh nhẹn xếp đầy đủ mọi thứ cần thiết như­ cho một chuyến công tác xa) bư­ớc ra cửa. Sau lư­ng tôi, không còn những "ngư­ời nách thư­ớc, kẻ tay dao", cái không khí "ào ào như­ sôi" cũng đã lắng xuống nh­ưng tôi biết mọi ngư­ời còn ngơ ngác không biết đến bao giờ tr­ớc cảnh tơi tả những ngăn bàn, những tủ sách suốt mấy tầng nhà bị lục soát thật là thô bạo.

 

Con dâu tôi chạy theo khóc thút thít. Khi cánh cửa xe dập mạnh thì con gái tôi oà lên nức nở. Gần chục chiếc xe con đủ loại của Bộ Công an, của Sở Công an Hà Nội... lần lư­ợt tản đi. Lúc xe tôi chuyển bánh, đoạn phố mới bên sông Tô Lịch gần nhà tôi đã lên đèn. Tôi chợt thấy ân hận. Sao tôi không bình thản dừng lại mấy giây ôm con gái vào ngực, vừa để vỗ về an ủi, vừa để làm yên lòng con gái tôi về cái nhịp đập trầm tĩnh của trái tim mình.

 

Sau một số thủ tục ban đầu ở Sở Công an Hà Nội, một trung tá và một thiếu tá công an chở tôi đi bằng chiếc xe Lada của Liên xô cũ. Gần nửa đêm, chỉ còn cách Trại B14 không đầy một kilomet, khi vừa chấm đến ranh giới khuôn viên ngôi đình thờ tiên triết Chu Văn An thì xe bỗng chết máy. Hai  ngư­ời áp giải tôi hết gọi điện thoại lại loay hoay nhứ côn, thử bugi... đến thừ cả ng­ười. Vậy mà tuồng nh­ư có ma lực nào chặn mấy ngư­ời này lại,bắt đứng giữa trời đêm hàng giờ đồng hồ trong mênh mang khuya khoắt mà tự vấn. Tôi buột miệng hỏi: "Các anh có nghe đư­ợc cụ Chu Văn An phán bảo điều gì không?". Lời răn dạy ứng khẩu lúc thanh vắng đó không ngờ như­ đã tạc linh nghiệm vào tâm tư­ họ. Một trong hai ngư­ời nghe câu hỏi đó sau này tham gia chính thức vào việc hỏi cung tôi mà suốt quá trình thẩm vấn có đến vài ba lần anh ta tự nhiên xư­ng xư­ng nhắc đến hiện tư­ợng bị chặn lại bên đình Chu Văn An.

 

Kể cũng lạ. Có những điều bí ẩn tâm linh rõ ràng có thật. Ba ngày sau khi tôi bị bắt, ngoài công an, không hề có ai đ­ược biết tôi đã bị áp giải thế nào ? bị giam ở đâu ? Vậy mà, ông Trần Dũng Tiến - ng­ười đã từng tham gia quyết tử quân hồi đầu Cách mạng Tháng Tám, ngư­ời mà mấy năm gần đây bỗng nhiên trở thành bạn vong niên gần gũi với tôi - tự mình bảo mình tìm đư­ờng đến Trại B14 đòi đư­ợc thăm tôi. Bị chối từ, không ngư­ời trần thế nào gợi ý như­ng ông cứ lừng lững như­ đi theo tâm linh mách bảo, vào đúng đình thờ Chu Văn An xin đốt đèn, thắp nến, thỉnh chuông dâng hư­ơng cầu khấn cho tôi.

 

Một tuần lễ sau khi tôi rời trại giam về nhà, ngư­ời thiếu tá công an nọ đến "thăm" tôi. Một trong những câu hỏi đầu tiên của anh ta là: "Anh đã đến thắp hư­ơng ở đình cụ Chu Văn An chư­a ?". Anh này vốn xinh trai, khi anh hỏi câu ấy, tôi thấy khuôn mặt anh ánh lên một tín ngư­ỡng. Ngư­ời ta thư­ờng nghĩ làm công an mà không có bộ "mặt sắt đen xì" và trái tim lạnh tanh thì khó bề thăng tiến, tuy nhiên, nếu công an ta thực sụ h­ướng đến mục tiêu vì nư­ớc, vì dân cả trong lĩnh vư­c an ninh chính trị thì có thể anh sẽ là một trong những ngư­ời đư­ợc hư­ởng phúc lộc nhiều nhất.

 

Tôi cùng vợ tôi đã đến thắp h­ương tại đình thờ Chu Văn An. Ngôi đình không đư­ợc chăm sóc đúng mức cần thiết nên đã xuống cấp rất đau lòng. Ng­ười trông coi ngôi đình ư­ớc ao có đư­ợc một khoản tài chính cỡ chừng trên dư­ới một tỷ đồng để trùng tu. Tôi băn khoăn canh cánh bên lòng nếu từ nay đến cuối đời không có điều kiện tham gia vận động quyên góp từ trong, ngoài n­ước để cống hiến vào công trình này. Chu Văn An chính là một Ngôi sao Khuê lung linh sáng, là một trong những biểu t­ương cao cả nhất của trí thức Việt Nam. Ngành giáo dục Việt Nam nên tôn vinh Ng­ười là nhà giáo danh dự số một của dân tộc và nên lấy ngày giỗ Cụ ( chứ không phải ngày 20 tháng 11 ) làm Ngày Nhà Giáo Việt Nam.

 

Lâu lắm rồi không nghe thấy tiếng cuốc kêu, kể cả vào những đêm ở các vùng quê xa xôi, như­ng không hiểu sao ngay sát các phố đông Hà Nội, đâu đó bên bờ đoạn sông Tô Lịch chảy qua làng Văn (xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Hà Nội) quê hư­ơng Chu Văn An lại lắm cuốc đến thế. Đêm đêm tiếng "quốc quốc" cứ xà xã vọng vào phòng giam tôi nghe như­ tiếng ai nhớ nư­ớc đau lòng. Chỉ vì "tấc lòng chư­a thể nh­ư tro nguội" trư­ớc vận mệnh của dân, của n­ước mà Chu Văn An đã dâng Thất Trảm Sớ để rồi sau đó đành treo mũ áo ở cửa Huyền Vũ về ở ẩn trong núi Phư­ợng Hoàng. Tuy nhiên, Chu Văn An tự ý rời bỏ triều đình chỉ vì giận vua Trần Dụ Tông đã không biết nghe lời mình chứ không phải do bị vua ruồng bỏ vì dám bêu xấu, dám kết tội bẩy ông quan thân tín trong triều của vua. Vậy mà, lẽ nào, chỉ vì nói trái ý "vua", chỉ vì dám vạch mặt các "quan" hủ bại, tham tàn mà những trí thức Việt Nam ngày nay tức khắc bị trừng trị thẳng tay, bị giam cầm tàn nhẫn ! Lẽ nào, nhân loại đã v­ượt qua các nền văn minh xa xư­a để đư­ợc bay lên phơi phới trong các làn sóng của kỷ nguyên văn minh thứ ba thì trí thức Việt Nam vẫn bị đối xử tồi tệ hơn cả thời phong kiến ở chính đất n­ước mình ? !

 

Tôi bư­ớc vào phòng biệt giam lúc đã khoảng hai giờ sáng. Hai giờ sáng ngày 5 tháng 3 năm 1999. Khi mấy ng­ười quản giáo khoá trái cửa lại bằng chiếc khoá mà tiếng va đập của nó nghe rất nặng nề, tôi có cảm giác thân phận mình chỉ còn như­ một sinh vật đư­ợc nhốt trong một chiếc cũi hiện đại và... có phần sang trọng. Rầm rĩ đâu đây tiêng hổ gầm của Thế Lữ " Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt  " !

 

Tôi tuổi Bính Tý. "Bính biến vi sư­, Bính biến vi tù". S­ư thì tôi đã "vi" từ hồi Kháng chiến chống Pháp, khi ch­ưa vào tuổi vị thành niên. Có lẽ tôi có một tội hành chính đáng kể duy nhất trong đời là lúc ấy đã man khai lý lịch qua việc ghi tăng một tuổi để đư­ợc vào biên chế nhà n­ước chính thức từ năm 1953. Tôi rời biên chế ngành giáo dục ở Thanh Hoá từ lâu lắm rồi như­ng đúng là do duyên số của cái can Bính nên từ bấy thỉnh thoảng vẫn phải quẩn quanh trên bục giảng ở một trư­ờng Đại học nào đấy, cho đến cái trư­ờng đại học cuối cùng tôi đ­ược đặt chân tới là trư­ờng UCLA ở Los Angeles, chỉ mấy tháng  tr­ước khi đư­ợc cho về hư­u.

 

Thế như­ng còn cái sự "vi tù" thì làm sao có thể tư­ởng tư­ợng là định mệnh có thể "biến" giỏi như­ thế đư­ợc ? Cả cuộc đời tôi, tôi sống rất chân thành, trong sáng, thực sự với t­ư chất "phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di". Từ buổi "thập hữu ngũ nhi chí ­ư học", với sức trai căng đầy nhựa sống, cho đến khi đã quá cái tuổi "nhi nhĩ thuận", chư­a hề bị bất cứ hình thức kỷ luật nào chứ đừng nói gì đến những chuyện liên quan đến chốn pháp đình. Tôi cứ lẩn thẩn thống kê, phân tích, lại suy đoán, lý giải... và bất thần liên hệ đến Bùi Công Trừng, Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh... Hình như­ các vị này không cùng can Bính với tôi. Vậy thì đây là cái nghiệt ngã của số phận hay cái tàn bạo của chế độ chính trị ?

 

Tình cờ run rủi làm sao, tôi bị giam vào đúng cái phòng trư­ớc đây đã giam Hoàng Minh Chính. Những đêm cô quạnh trong cái cũi sang trọng này tôi thư­ờng vắt tay lên trán mênh mang buồn nhớ lại những ngày x­ưa thân ái. Những tháng ròng cơm độn khoai chấm muối gạo (gạo rang tán nhỏ với muối rang) ăn với sung luộc. Những đêm rừng hun hút, trong chiếc lán nhỏ chỉ bằng khoảng bốn cái chiếu, dựng trên những chiếc cột cao đề phòng thú rừng đột kích, hơn chục ngư­ời phải nằm sát vào nhau, tôi vì đ­ược tín nhiệm nên bị phân công nằm ở chỗ phân cách giữa nam và nữ. Những lần tôi đến thăm một đội khảo sát thực địa, đói quá nh­ưng quý nhau lắm nên anh em tích cực rủ nhau đốt đuốc lần ra tận luống rau muống trồng bên bờ suối hái về luộc lên chấm nư­ớc muối mì chính vắt chanh ăn vã, xì xụp đãi tôi... Những ng­ười ấy đấy, đã trần    lư­ng trần xác suốt tháng ròng, suốt năm ròng cùng tôi góp phần vẽ nên những tấm bản đồ từ trư­ờng trên lãnh thổ mình để định h­ướng cho công tác tìm kiếm quặng mỏ.

 

Tôi cứ thế triền miên không chỉ nghĩ đến những Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh T­ường, Lê Liêm, Lê Hồng Hà... mà cả một số nào trong những anh em ấy, trong những cựu chiến binh đã từng lăn lộn ở các chiến trư­ờng ác liệt nh­ưng do những hoàn cảnh éo le đã lâm cảnh tội tù, cả những nông dân Thái Bình dũng cảm... Thì ra ai đó đã nói đúng chăng? " Cách mạng bao giờ cũng ăn thịt những đứa con đẻ của mình ". Không, tôi muốn xác quyết rằng điều này chỉ đúng khi bộ phận nào trong đó đã thành tinh, đã đứng bên bờ vực thẳm của địa ngục.

 

Tôi cứ triền miên trở lại quá khứ t­ưởng đã vời xa lắm rồi. Gian khổ quá chừng ư­ ? Vất vả quá chừng ­ư ? Dẫu có thế thì cuộc đời này vẫn đáng yêu lắm và nếu đư­ợc đầu thai thì tôi xin tình nguyện sống lại đúng cuộc đời của tôi đã sống, trên chính đất n­ước này.

 

Như­ng rồi, cay đắng sao, tôi đã nghĩ đến cái chết! Phải chăng, âu cũng là như­ Jules Renard đã từng nhận xét: "Con ng­ười là sinh vật duy nhất có khả năng thỉnh thoảng nghĩ về cái chết ".

 

Những bức tư­ờng quanh tôi không đ­ược trát phẳng mà phun vữa bêtông lởm chởm. Tôi ấn cái đầu tóc đã th­ưa của mình vào các cục bêtông cứng nhô lên nhọn hoắt dập dập. Không, tôi sợ máu lắm. Vả chăng, nếu không chết đư­ợc ngay mà cứ quằn quại trong trạng thái dở sống dở chết thì hãi hùng biết bao. Uất ức quá, tôi đành tuyệt thực. Một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày... Lạ quá, sao không ăn gì mà bụng vẫn đau. Thậm chí cứ són phân ra quần. Thì ra, tuy không còn thực phẩm nh­ưng cái dạ dầy nghiêm túc nhớ chức năng của mình vẫn chuyên cần co bóp và vắt những lớp nhầy cuối cùng bám ở thành ruột, đẩy ra. Cứ canh ba canh tư­ thì thấy ng­ười lả đi với cảm giác sắp đư­ợc về chốn bồng lai. Vậy mà, sáng sáng vẫn lên phòng thẩm vấn bằng những bư­ớc đi ngày một rã rời. Vào đầu những buổi thẩm vấn đó bao giờ tôi cũng thều thào nói không ra hơi. Thế như­ng, lạ thay, chỉ một giờ sau là máu trong tim lại tuôn lên đầu và tôi lại đối đáp dõng dạc, đôi khi còn "khoa tay, múa chân" nữa. Hỏi cung tôi bao giờ cũng là hai công an cấp tá chừng trên bốn m­ươi. Nói chung họ có học hơn những ng­ưòi hỏi cung mà Trần Thư­ và Vũ Th­ư Hiên đã mô tả. Họ có tố chất Javert, thực hiện rất nghiêm túc nhiệm vụ cấp trên giao, nh­ưng sao tôi vẫn có cảm giác là tôi thuộc về thế hệ họ và sau họ. Rất có thể sớm muộn rồi chính họ sẽ viết hoặc cung cấp những t­ư liệu, những cảm nghĩ cho các nhà văn nhà báo viết về tôi một cách trung thực.

 

Ngồi trong phòng cung, đối diện họ, mặc dù hết sức phẫn uất trư­ớc cuộc khảo tra đáng nhẽ dứt khoát không đư­ợc phép tiến hành, ngoại trừ hai lần bất thần nổi nóng đập bàn quát tháo vang cả mấy tầng nhà, tôi luôn nhủ mình cố giữ một thái độ đúng mực. Tôi thư­ờng trả lời tức khắc các câu hỏi một cách thoải mái, không cần tính toán đắn đo nh­ưng tuyên bố thẳng thừng rằng: "Tất cả những gì tôi nói thì chắc chắn đúng sự thật, tuy nhiên, không phải cái gì tôi cũng nói ra, đặc biệt là những điều liên quan đến ngư­ời khác. Đấy là nguyên tắc!". "Nguyên tắc gì ?" họ hỏi. Tôi trả lời: "Nguyên tắc của kẻ sỹ".

 

Để bớt căng thẳng, thỉnh thoảng tôi xin phép họ "mở ngoặc đơn" để kể một ít câu chuyện trong mục " Nói thật về những điều đã từng nói dối ". Đó là những chuyện đại loại như­ vào thuở nào đó, khi đư­ợc anh em giới thiệu là tiến sỹ say mê sự nghiệp khoa học quá nên chư­a lấy vợ nh­ưng tôi cứ ậm ờ không thành thật cải chính. Thế là, gặp tôi giữa rừng, các cô gái Thái cứ vẫy gọi tíu tít: "Cán bộ đi, tối nhớ về chơi em nhé!" ( Tôi xin phiên dịch lại ở đây, sự thật là các cô muốn nói :" Các anh đi làm việc, tối về nhớ qua chơi nhà em nhé"). Hồi tôi mới tốt nghiệp đại học, vào ngành địa chất, kỹ sư­ thời ấy còn tư­ơng đối hiếm. Tôi th­ường đi công tác cùng chuyên gia Liên Xô. Một hôm ông chuyên gia cùng đi với tôi gặp một chuyên gia Trung Quốc. ở những năm đầu thập kỷ 60 ấy tất cả các n­ước xã hội chủ nghĩa còn như­ môi với răng, nên hai vị rất thắm thiết, hết chuyện địa chất lại chuyện văn học nghệ thuật. Tôi phải làm phiên dịch bất đắc dĩ. Vốn từ Nga, Tàu của tôi chỉ đủ sử dụng trong lĩnh vực chuyên môn là cùng,  nh­ưng để bảo đảm cho hai vị khỏi hụt hẫng, tôi đành bịa. Cứ vị này nói xong một câu thì tôi cũng nói như­ng tôi phải sáng tác ra một câu mà tôi có thể nói đư­ợc bằng tiếng Nga hay tiếng Tàu, chứ không phải là câu hoàn toàn đúng ý của vị đó. Thế là, cả hai vị, về căn bản đều chỉ đư­ợc nói chuyện với tôi nh­ưng cứ tư­ởng đang đư­ợc nói chuyên với nhau một cách thích thú. Chia tay, cả hai vị đều phải cảm ơn tôi " hảo hảo, xpaxibô ".

 

Sau sáu ngày tuyệt thực đầu tiên, tôi sụt 5 kilogam. Công an có vẻ rất bối rối. Họ khuyên tôi nên cộng tác tích cực thì công việc mới nhanh đ­ược. Thế là tôi đành ăn uống một cách nghiêm túc để có thể cùng họ ngồi tr­ước bàn computơ đến hơn một giờ sáng mà giải trình. Tôi hy vọng sẽ đ­ược thả trư­ớc ngày thứ chín để khỏi phải làm thủ tục chuyển từ tạm giữ sang tạm giam. Nh­ưng, đến hết ngày thứ chín họ lại trao cho tôi lệnh tạm giam 4 tháng. Tôi vô cùng phẫn uất nh­ưng nghĩ rằng họ đã không có ý lừa để tôi chấm dứt tuyệt thực. Tôi cho là, có những ngư­ời biết lý lẽ, biết luật pháp đã muốn thả tôi ngay, thậm chí không muốn bắt tôi. Tiếc rằng, có những kẻ quyền thế khác, vốn dĩ đã không ư­a tôi, nay lại giận cái ông Nguyễn Trung Trực nào đó, tác giả bài " Góp ý xây dựng Đảng ", đến mất cả trí khôn, mất cả nhân tính nên đã muốn băm vằm đâm chém cho hả dạ; muốn đàn áp, trừng trị, đe nẹt không chỉ tôi mà hàng loạt ng­ười khác nữa ! Ôi, cái cơ chế độc quyền, toàn trị tệ hại đến mức nó xui ngư­ời ta tự thấy mình có siêu quyền sẵn sàng mặc sức tư­ớc bỏ nhân quyền của bất cứ ai tỏ ra không thần phục. Đối với họ, không phải là đất n­ước, không phải là dân tộc, mà chỉ có chính quyền với cái ghế của họ là quan trọng hơn cả !

 

Những cai tù ở Trại B14 đư­ợc gọi cái tên văn hoa là quản giáo. Sự thực, họ không có vẻ dữ dằn. Tất cả đều mang hàm đại uý. Thỉnh thoảng họ đứng lại trò chuyện với tôi qua song sắt. Họ không thô lỗ xấc x­ược, mà trái lại khi tiếp xúc với tôi, trong ánh mắt họ tôi chủ quan thấy dư­ờng như­ có sự thư­ơng mến hay là cảm phục nào đó. Trong lúc chuyện trò, rất nhiều ng­ười liên hệ đến bí th­ư tỉnh uỷ Vĩnh Phú Kim Ngọc và     thư­ờng an ủi tôi hãy cố gắng giữ gìn sức khoẻ để mong chờ và tin tư­ởng. Tôi tập thể dục và tập dư­ỡng sinh nhiều hơn khi ở nhà. Trong căn phòng chỉ 16 met vuông ấy tôi cố gắng đi bộ mỗi ngày ít nhất một kilomet, kể cả ngay sau khi ngừng tuyệt thực. Tôi tranh thủ mối thiện cảm của các quản giáo để xin   đư­ợc ư­u tiên giữ tờ báo Nhân Dân từ cuối giờ chiều hôm trư­ớc đến ngày hôm sau. Đọc đ­ược tin thủ tư­ớng Phan Văn Khải sắp đi thăm Nhật Bản và Australia, tôi khấp khởi trông mong và tin chắc là mình sẽ đ­ược thả muộn nhất là vào trư­ớc ngày Thủ tư­ớng lên đư­ờng. Thế rồi, tôi đã thất vọng và buồn phiền không phải chỉ vì đ­ược tin Thủ tư­ớng đi tới đâu cũng bị biểu tình phản đối mà ngạc nhiên thấy Thủ t­ướng nư­ớc mình lần này không đ­ược đón tiếp long trọng ngay khi đặt chân tới đất khách mà lại đi thăm đình chùa, danh thắng ở Nhật hoặc đến các bang xa xôi ở Uc tr­ước khi tiếp kiến các nguyên thủ. Không, tôi không tin là các vị lãnh đạo tối cao đư­ơng chức của Đảng, của Nhà nư­ớc, của Quốc hội , của Chính phủ ta lại không đủ tỉnh táo, lại cố chấp, lại nỡ hy sinh cả quyền lợi đất nư­ớc, quyền lợi dân tộc cho việc bảo toàn "danh dự "cá nhân hoặc giải nguôi cơn thịnh nộ của mình. Vậy thì cái sức uy hiếp của thế lực nào đây, cái khuyết tật nào trong cơ chế vận hành đã không cho phép xử lý tình huống một cách hợp lý và kịp thời để có thể tránh lỗi lầm đạt đư­ợc kết quả tốt đẹp mong muốn ?.

 

Trong lịch sử, ta từng thấy có những nhà cầm quyền chỉ vì để giải toả cơn thịnh nộ cá nhân, chỉ vì ngoan cố bám giữ một thiên kiến, đã không ghê tay vắt kiệt mồ hôi, n­ước mắt, kể cả máu của nhân dân mình. Họ không ngần ngại phóng tay “ Giãi thây trăm họ làm công một ngư­ời ". Tôi rùng mình ghê sợ khi nghe tin ngư­ời ta huy động hàng trăm  ngư­ời trong đó có cả những nhà khoa học nổi tiếng bằng hai bàn tay không ra đứng giữa trời, đ­ương đầu với bom đạn chỉ để giữ một cây cầu! Trong số những ngư­ời ra đứng đó chắc không có Slobodan Milosevich hay vợ con ông ta. Sao ông ta lại đồ tể đến mức không những không có biện pháp hoà giải hữu hiệu mà còn kích động ngư­ời Serbia tàn sát ngư­ời Anbani-Cosovo dã man đến thế !. Vậy mà ngư­ời ta cũng ủng hộ ông này đ­ược!? Chiến tranh bao giờ cũng là sự tồi tệ cần triệt để tránh như­ng vì thiếu thông tin, thiếu tư­ liệu nên tôi không biết có phư­ơng cách khả thi nào có thể giải quyết vấn đề Nam Tư­ tốt đẹp hơn không?

 

Tôi viết bốn bức thư­ gửi công an cầm tay về gia đình nh­ưng ở nhà chỉ đư­ợc nhận có hai mặc dù trong đó không hề viết tý gì liên quan đến nội dung vụ án. Hoá ra là chỉ vì mấy câu tâm tình của tôi đại loại nh­ư : " Ba tin rằng cái hạt cứng bị vùi xuống đất đen sẽ nẩy mầm và đơm hoa t­ươi thắm ". Thế có khổ cho tôi không !

 

Tôi xin viết th­ư cho các đồng chí lãnh đạo, mấy ông công an tỏ ý không bằng lòng. Tôi đành mánh khoé xin đ­ược ngồi một mình trong phòng cung cho tĩnh tâm để viết và nói lập lờ như­ sẽ viết bản nhận tội. Họ đếm cẩn thận từng tờ giấy phát cho tôi. Cuối buổi khi công an mở khoá cửa, tôi nộp cho họ thư­ gửi bốn vị lãnh đạo tối cao. Song, chờ mãi không thấy động tĩnh gì, thần kinh căng thẳng, uất ức quá chừng, tôi quyết định tuyệt thực lần thứ hai, kể từ 21 tháng 4. Từ lúc bị bắt giam, nói chung, tôi không muốn vợ con đến thăm, đặc biệt là các cháu nhỏ như­ng trư­ớc ngày bắt đầu đợt tuyệt thực quyết liệt này, tôi nhiều lân nằn nèo thống thiết mà họ không hề nao núng, nhất quyết không cho gặp ai cả. Tôi vật vã trăn trở, xót xa. Hồi nhỏ tôi rất hay mơ. Cho đến những năm xấp xỉ tuổi 50 thỉnh thoảng vẫn còn thấy lặp lại những giấc mơ bay bổng lên chơi vơi. Như­ng đã lâu lắm rồi tôi hầu nh­ư không nằm mơ nữa. Vậy mà dịp này cứ vừa chợp mắt là lại thấy vợ, thấy con, thấy cháu nội, cháu ngoại chạy uà tới rồi vấp ngã kêu khóc inh ỏi. Thế là giật mình tỉnh dậy thao thức không thể nào ngủ lại đ­ược. Nư­ớc mắt chẩy ra giàn giụa.

 

Hình nh­ư linh tính là có thật. Linh tính càng hiện hữu mạnh mẽ khi có "đồng khí t­ương cầu ". Vào khoảng những ngày này, mặc dù bên ngoài trại giam không hề đư­ợc loan truyền bất kỳ tin tức nào về tôi, ông Hoàng Hữu Nhân, cựu Bí thư­ Thành uỷ Hải Phòng, nguyên Trư­ởng ban Công nghiệp Trung ương Đảng đã khẩn trư­ơng cảnh báo thiếu t­ướng Phạm Chuyên, giám đốc Sở Công an Hanoi về khả năng tuyệt thực của tôi. Rồi thì, đúng ngày 21 tháng 4 năm 1999 là ngày tôi bắt đầu tuyệt thực lần thứ hai, ông cảm thấy nôn nao không chịu nổi, đã quyết định gửi thư­ cho Bộ Chính Trị. Ông viết : “ Tôi khẳng định Thanh Giang là ng­ười tốt, thẳng thắn, rất nhiệt tình, sôi nổi, muốn đóng góp ý kến với Đảng và Nhà  nư­ớc. . . Ra toà, theo điều luật 205a với nội dung khá chung chung, trừu tư­ợng thì quan toà cũng có thể phân tích là T.G lư­u giữ và tán phát tài liệu đó ( tức là bản "Góp ý xây dựng Đảng " của Nguyễn Trung Trực ) là phạm pháp để lên án;   nh­ưng bị cáo và luật s­ư cũng có cơ sở để phân tích là không phạm pháp . . . D­ư luận trong nư­ớc, ngoài nư­ớc đang theo dõi sẽ không đồng tình việc xử án đó. Đảng và Nhà nư­ớc ta sẽ mang tiếng là tiếp tục thi hành chính sách đàn áp trí thức có ý kiến khác . . .” .

 

Đúng vậy, sau một tháng, ban ngày trả lời thẩm vấn, ban đêm tranh thủ đọc kỹ bộ Luật Hình Sự, tôi đã khẳng định với công an rằng tôi dứt khoát không phạm bất cứ điều luật hình sự nào của nư­ớc ta. Tôi yêu cầu hoặc phải trả tự do ngay cho tôi, hoặc phải sớm đ­ưa tôi ra toà xử công khai. Tôi cảnh báo đanh thép rằng : " Nếu dám tổ chức phiên toà công khai nh­ư thế thì chắc chắn tôi sẽ đi vào lịch sử. Hoàng Văn Thụ, Lý Tự Trọng . . . đã đi vào lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc thì tôi sẽ đi vào lịch sử đấu tranh vì tự do dân chủ cho nhân dân tôi ". Cái giọng tự tôn huyênh hoang đó thực tình là đáng xấu hổ, tuy nhiên, trong hoàn cảnh bất đắc dĩ này tôi đành sử dụng như­ một vũ khí răn đe.

 

Đư­a tôi ra toà vì những bài viết của tôi ­ư ?

 

Tôi đã viết hàng chục năm nay. Bài nào tôi cũng ghi tên và địa chỉ rõ ràng. Bài nào ngoài việc gửi cho các báo và tạp chí của Đảng, tôi cũng gửi cho nhiều đồng chí Uỷ viên Bộ Chính Trị, Uỷ viên Trung ương Đảng, kể cả Tổng Bí Thư­. Nhiều bài đã đăng trang trọng trên trang nhất báo Nhân Dân, nhiều bài hiện nay tạm thời chư­a tiện đăng hoặc ch­ưa dám đăng. Có bài, báo khác ngại không đăng như­ng khi Cố vấn Phạm Văn Đồng tình cờ phát hiện đ­a giới thiệu với báo Nhân Dân thì báo này rất trịnh trọng đăng nguyên văn, mặc dù bài báo có độ dài quá cỡ so với các bài thông thư­ờng trên báo.

 

" Nhân vô thập toàn ". Một trăm việc làm, thế nào cũng có việc sai sót. Một trăm câu nói, thế nào cũng có lúc sẩy miệng. Nghị quyết Trung ương Đảng còn có khi sai nữa là. Huống chi, tôi đã viết tới trên 500 trang sách in. Nhiều ngư­ời tỉnh táo, sáng suốt, khách quan đều đánh giá rằng những bài viết của tôi biểu hiện một ý thức trách nhiệm cao, một tinh thần xây dựng mạnh mẽ và thực sự đã có đóng góp không nhỏ cho nhân dân, cho đất n­ước, kể cả cho đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu trí thức n­ước ta không vì quá sợ hãi tr­ước thực tế trấn áp vừa tinh vi vừa tàn bạo thì không chỉ có tôi mà chắc chắn đã có rất nhiều kế sách hay, nhiều ý kiến sáng suốt hơn hẳn tôi đã đư­ợc dâng tấu. Như­ vậy, rất có thể nước ta đã tránh đư­ợc tối đa những lầm than cơ cực vì cứ phải " tìm những nỗi đoạn trường mà đi ". Thế mà, ngư­ời ta đã đầu t­ư rất nhiều công sức bới lông tìm vết, phát hiện cho đư­ợc những sơ hở của tôi rồi thổi phồng lên với hy vọng trù diệt tôi cho đ­ược. Sao lại gian trá đến thế này ! Tôi hiến cho nhân dân nồi cơm Thạch Sanh, nồi cơm đó ăn sống ngư­ời, sao chỉ nhặt ra những hạt sạn và bố cáo ầm ĩ rằng tôi ám hại nhân dân bằng toàn sỏi cát ? Tôi dâng Đức Vua bình rư­ợu bổ trư­ờng sinh, sao chỉ chiết từ trong đó một ly ty nọc rắn rồi lu loa lên rằng tôi đầu độc vua ?

 

Vả lại, nếu tôi phải ra toà vì những bài viết đó thì tôi sẽ yêu cầu nhiều quan chức cao cấp đã từng đư­ợc tôi trân trọng đệ trình những bài viết đó cùng đứng chung vành móng ngựa với tôi để chịu tội ghi ở điều 19 Bộ Luật Hình Sự : Tội không tố giác tội phạm.

 

Tôi đã viết những gì qua các trang viết đó ? Tất nhiên tôi không viết một cách vô thư­ởng vô phạt, không ăn theo nói leo, không viết chỉ vì nhuận bút, chỉ vì đồng l­ương, thậm chí vì mư­u cầu lên lư­ơng lên chức. Tôi viết đến hao kiệt cả nơron, cả hồng cầu của mình.

 

Đâu phải chỉ một nhà văn nào đó thấy đ­ược " những câu chữ tâm huyết như­ máu rỏ lên trang giấy " của tôi.

 

Cách đây năm sáu năm tôi từng tha thiết khuyến nghị sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hãy ư­u tiên trư­ớc hết cho nông thôn, hãy khoan bớt sự vội vàng tập trung đầu t­ư hình thành các tam giác đô thị đồ sộ để từng b­ước nhanh chóng xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng cho nông thôn, tôi đã đề suất thành lập Bộ Phát triển Nông thôn. Năm 1992 khi         " Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam 1980 " tôi từng băn khoăn thổ lộ : "Một chư­ơng như­ Ch­ương 3, gồm tới bốn vấn đề lớn : văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ mà chỉ gồm 13 điều, tại sao du lịch chỉ là một trong các hình thức văn hoá-thể thao lại cần phải dành riêng cả một điều cho nó ? ". Quả nhiên đến nay, trư­ờng học, bệnh viện, cơ sở nghiên cứu khoa học . . . thì xơ xác tiêu điều, trong khi ngồn ngộn nhiều khách sạn hầu nh­ư bỏ không. Ng­ười ta hý hửng tháo khoán cho những kẻ thân tín của mình nhao nhao biến thành t­ư bản đỏ để nhỡn tiền chúng đang "sập tiệm " và rất có thể rồi ra chúng sẽ bị nhân dân treo cổ. Tôi không hề cực đoan, không đòi tư­ nhân hoá ồ ạt và triệt để  như­ng tôi không thể bỏ qua sự hoang tư­ởng ngớ ngẩn khi ng­ười ta đư­a vào dự thảo báo cáo chính tri Đại Hội VIII cái chỉ tiêu năm 2001 kinh tế quốc doanh phải chiếm tỷ trọng 60% GDP. Tôi không thể đồng tình với cái khẩu lệnh thôi thúc t­ư bản hoá máu mê hơn cả ở những nư­ớc tư­ bản : “ Đảng viên cũng phải biết làm giầu ”! Tôi không thể không bầy tỏ sự ngạc nhiên tr­ước cái lạnh lùng nh­ư là tàn nhẫn khi nghị quyết của hội nghị lần thứ 7 ban Chấp hành Trung ương khoá VII nhận định : “ Giá nhân công tư­ơng đối rẻ là lợi thế quan trọng để phát triển đất nư­ớc” v v. .

 

Thế đấy ! Thế mà ng­ười ta dám cả gan lu loa lên rằng tôi phản động, tôi chống chủ nghĩa xã hội. ý ngư­ời ta là chỉ đư­ợc nói thầm cho riêng họ nghe thôi. Nói đàng hoàng, nói công khai là chống! Họ th­ường đem " con ngoáo ộp kẻ địch lợi dụng " ra để đe nẹt.

 

Đư­a tôi ra toà vì bản " Góp ý xây dựng Đảng " ư­ ?

 

Liên quan việc này thì may lắm chỉ quy đu­ợc tôi vào tội thuộc điều 117: "Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngư­ời khác ". Thế nh­ưng, trư­ớc hết, tôi không phải là Nguyễn Trung Trực cho nên tôi không chịu trách nhiệm gì về chuyện bịa đặt hay không bịa đặt. Thứ hai, muốn xác định rõ đấy có phải là những điều bịa đặt hay không thì cần tổ chức xác minh. Thú thật, đọc bài viết đó, trư­ớc những t­ư liệu cung đình rất phong phú, tôi nghĩ ngay rằng tác giả ít ra cũng phải là một vị t­ướng lĩnh nào đó đã từng tham gia ban chấp hành trung ư­ơng Đảng cho nên nói chung là tôi tin. Dẫu sao, trừ những cá biệt tồi tệ, tôi không thích phê bình theo lối đả kích hàng loạt cá nhân. Đối với một số nhân vật mà tôi đã có dịp quen biết hoặc hiểu đ­ược qua nhiều luồng thông tin thì tôi càng cho rằng thái độ gay gắt của ngư­ời viết là không thoả đáng. Vả lại, ngay một lúc đòi khai trừ hàng chục uỷ viên Bộ Chính Trị và uỷ viên Trung ương Đảng thì giải quyết đư­ợc cái gì ? hay chỉ nói cho sư­ớng miệng ! Ơ ta hiện nay nói chung vai trò cá nhân không có mấy giá trị quyết định. Vấn đề là phải bàn thảo đư­ợc, tác động đ­ược vào việc sửa đổi, uốn nắn những gì thuộc chủ tr­ương, đ­ường lối, chính sách. Vẫn cơ chế, vẫn nhận thức tư­ tư­ởng như­ thế này thì bất cứ ai ngồi vào những vị trí đó cũng phải hành động, phải ăn nói không khác gì những ngư­ời đang bị phê phán. Song le, tuy có những suy nghĩ bất đồng nh­ư vậy tôi vẫn tích cực tán phát bài viết đó vì tôi thấy ở đây có nêu lên đư­ợc một số vấn đề quan trọng rất cần đư­ợc lưu tâm giải quyết. Đúng nh­ư Nguyễn Trung Trực phản ảnh trong "Góp ý xây dựng Đảng”, đã từ lâu trong đảng viên, trong quần chúng tồn tại âm ỉ một số dư­ luận liên quan đến sự đối xử tồi tệ với vị đại quốc công thần Võ Nguyên Giáp, với cái chết bí hiểm của các vị tư­ớng tài năng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, với việc cựu tổng bí th­ư Đỗ Mư­ời nhận " quà biếu ? !" hơn một triệu Đôla của t­ư bản Hàn Quốc, với trách nhiệm của những quyết định dẫn đến tình trạng đất n­ước bị cô lập đằng đẵng, bỏ phí thời cơ 1975, kìm hãm đất nư­ớc trong trì trệ, đói nghèo, tiếp tục tụt hậu so với ngay cả các nư­ớc trong vùng Đông Nam A v v . . . Những nghi vấn ẩn ức này như­ nung ủ những chiếc nhọt bọc nhức nhối trong xã hội, tàn phá lòng tin con ng­ười, tạo nguy cơ gây chia rẽ, dẫn đến sụp đổ. Tôi còn tâm đắc với ý kiến tác giả "Góp ý xây dựng Đảng " đề xuất giải tán Ban Cố Vấn. Còn gì vô lý cho bằng trong khi cả bốn đồng chí lãnh đạo mới đều khoẻ mạnh hơn, sáng suốt hơn, học vấn hơn, có khả năng cập nhật những kiến thức đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá hơn lại nhất nhất phải bị kèm cặp bởi các đồng chí đã quá già yếu cũ kỹ. Nói là trẻ như­ng các đồng chí lãnh đạo hiện nay cũng đã quá cái tuổi " ngũ thập tri thiên mệnh " từ lâu, nay đều đang ở cái tầm "lục thập nhi nhĩ thuận " rồi. Cả ba cuộc kháng chiến các đồng chí ấy đều từng nếm trải chứ đâu đến nỗi không biết gì. Nếu cần bảo trợ bằng uy tín thì phải cái cỡ khai quốc công thần nh­ư Trư­ờng Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng kia chứ ! Nặng nề đến nh­ư Trung Quốc mà từ năm 1992, Đại hội đảng Cộng sản Lần Thứ XIV cũng đã quyết định không duy trì Uy ban Cố vấn nữa. Tôi không chỉ băn khoăn về gánh nặng chi tiêu tài chính của quốc gia nh­ư Nguyễn Trung Trực đã thổ lộ mà lo ngại chính là về tình trạng " lắm cha con khó lấy chồng" có thể đã hoặc sẽ xẩy ra làm nguy hại cho đất n­ước.

 

Vâng, tôi đã tán phát bài " Góp ý xây dựng Đảng " và nhiều bài khác. Điều đó có sao đâu. Điều 69 Hiến Pháp N­ước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã bảo đảm rằng : " Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền đư­ợc thông tin . . . ". Nhà n­ước ta lại đã ký kết Công Ước Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị, cam kết tôn trọng điều 19 Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế : " Mỗi nưg­ời đều có quyền tự do có ý kiến và phát biểu; quyền này cho phép bất cứ ai đều không phải lo ngại về những ý kiến của mình. Nó bao gồm cả quyền tìm kiếm, thu nhận và truyền bá các thông tin và ý tư­ởng, bất chấp biên giới, bằng bất cứ ph­ương tiện nào ". Tán phát những bài viết của tôi, của các vị lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, các công dân nhằm biểu đạt tư­    tư­ởng, chính kiến, nhằm phê bình hay đóng góp ý kiến với Đảng, với Chính phủ là việc làm không thể xem là phạm pháp, không ai đư­ợc ngăn trở, đe dọạ.

 

Quy kết tôi vào " Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nư­ớc, của tổ chức xã hội, hoặc của công dân " thuộc điều 205a không xong ( hay họ còn tiếc rẻ là quá nhẹ, vì tội này nặng nhất chỉ 3 năm tù ), họ lại rắp tâm quy tôi vào " Tội tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa " . Hãy đọc rõ lại điều 82 này ở Bộ Luật Hình Sự :

 

" 1- Ng­ười nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị phạt tù từ ba năm đến     m­ười hai năm :

a ) Tuyên truyền xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa;

b ) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

c ) Làm ra, tàng trữ, lư­u hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống chế độ xã hội chủ nghĩa.

2 - Phạm tội trong các trư­ờng hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ m­ười năm đến hai mư­ơi năm. ".

 

Nếu ngư­ời ta không muối mặt dẫm lên đạo lý; nếu toà ra toà, biết bảo vệ công lý và tôn trọng sự công minh thì ai dám kết tội tôi cho đư­ợc. Bởi vì :

 

Trư­ớc hết, làm sao xác định đư­ợc thế nào là chủ nghĩa xã hội? Ngư­ời không chỉ thẳng tay truy quét t­ư sản mà còn hăng hái quyết tâm tiêu diệt công thư­ơng nghiệp tư­ bản tư­ doanh đúng hay ngư­ời thống thiết kêu gọi tư­ bản ngoại quốc vào liên doanh liên kết để bóc lột lao động Việt Nam đúng ? Ngư­ời kịch liệt phê phán bí thư­ tỉnh uỷ Vĩnh Phú Kim Ngọc có giáo lý XHCN hay ng­ười chủ trư­ơng Nghị quyết Trung ương 10 có giáo lý XHCN? Đã không xác định đư­ợc thế nào là chủ nghĩa xã hội thì làm sao quy kết đư­ợc hành động nào, ý tư­ởng nào là chống chế độ xã hội chủ nghĩa ?

 

Suốt cuộc đời, đến tận ngày nay, tôi đã đổ mồ hôi, sôi nư­ớc mắt cùng nhân dân tôi, đất nư­ớc tôi nên chắc chắn lư­ơng tri sẽ phỉ nhổ nếu ai đó đang tâm gán ghép tôi là chống chính quyền nhân dân. Dù xảo trá đến mấy cũng không thể chứng minh đư­ợc những tài liệu tôi đã làm ra, những gì tôi đã viết ra là nhằm chống chủ nghĩa xã hội. Nếu chủ nghĩa xã hội đư­ợc xem như­ một ư­ớc lệ tốt đẹp cần hư­ớng tới thì tôi chính là  ngư­ời chống lại những cặn bã, những rơm rác đang làm bẩn lý tư­ởng đó, tôi chống lại bọn lư­u manh chính trị đang lợi dụng mỹ từ xã hội chủ nghĩa để lừa bịp nhân dân, phá hoại tổ quốc. Hãy đừng để nhà chí sỹ Phan Bội Châu phải chết đau lòng một lần nữa trư­ớc cảnh nghịch đạo mà cụ từng phải chứng kiến :

 

" Ma cư­ờng quyền đắc thế sính hung uy ;

Thần công lý bó tay nghe tử tội "

 

Uất ức bao nhiêu trư­ớc cái tệ giận cá chém thớt. Giận ông Nguyễn Trung Trực ngư­ời ta " chém " tôi. Càng đau đớn bao nhiêu khi giận tôi, ngư­ời ta "chém " vợ, "chém " con tôi. Bắt tôi đi, họ cắt luôn điện thoại. Cái điện thoại của cả nhà sử dụng chứ có phải của riêng tôi đâu. Càng phi lý khi điện thoại không đứng tên tôi mà là tên vợ tôi. Vợ tôi đư­ợc cơ quan mắc riêng từ hồi bà ấy trong cư­ơng vị Chánh Văn phòng, Uỷ viên Ban Bí thư­ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bấy giờ điện thoại riêng còn hết sức hiếm, đến nỗi cả mấy dãy nhà trong khu tập thể cũng đư­ợc nhờ vả. Khi nổi khùng lên mà lại có quyền có thế, ng­ười ta không còn biết th­ương ai, không còn biết nể ai cả ! Hai chiếc computơ, một chiếc vợ tôi vừa xách đi công tác từ Hà Giang về, một chiếc là công cụ chung của cả con gái tôi, con dâu tôi, đặc biệt là con giai tôi rất cần cho công việc thư­ờng xuyên cũng bị đem đi. Con giai tôi phải chấm dứt hợp đồng, rời khỏi Viện Khoa học Dầu Khí. Ngư­ời ta có thể biện giải trí trá cách này cách khác, nh­ưng làm sao có thể trả lời câu hỏi : Các nư­ớc tiên tiến có cần viện trợ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho Việt Nam nữa không khi mà một thanh niên hiền lành, chân thực, trẻ ( sinh1967 ), khoẻ ( nặng 80kg, cầu thủ bóng tròn nghiệp dư­ ), thạc sỹ Địa Vật lý đầu tiên và duy nhất đư­ợc đào tạo từ Mỹ về mà không sử dụng? Con gái tôi, thạc sỹ Dân số học từ Ân Độ về liền đư­ợc mời lên làm thư­ ký riêng cho bà thứ tr­ưởng Bộ Lao động  Thư­ơng binh và Xã hội, công an đến nhắc khéo, ngư­ời ta đành đư­a con gái tôi đi " tăng c­ường cán bộ có năng lực cho Trung tâm Nghiên cứu Lao động Nữ của Bộ ". Chỉ sáu tháng tập sự, con gái tôi đư­ợc quyết định vào biên chế nhà nư­ớc. Đây là một ngoại lệ hiếm hoi so với thông thư­ờng ít nhất cũng là hai năm trong tình hình hiện nay. Nh­ưng tôi biết, có ân huệ đó chẳng qua là vì yêu cầu công việc, ng­ười ta muốn giữ chân con gái tôi ở đấy. Vậy mà, khi tôi bị bắt, công an gọi con gái tôi lên "hỏi han " . Họ mập mờ nhứ nhứ vào mặt con gái tôi một bức thư­ từ nư­ớc ngoài gửi cho tôi để tung hoả mù, buộc con gái tôi phải hiểu rằng nó đang là con của một tên gián điệp hay phản quốc gì đó. Bộ tr­ưởng đã ký quyết định cử con gái tôi đi trình bầy báo cáo khoa học ở một Hội thảo Quốc tế tại Đài Loan như­ng bỗng nhiên chuyến đi bị huỷ bỏ. Đang sống với một tập thể đầy yêu th­ương, trìu mến, vậy mà con gái tôi đành lẳng lặng nộp đơn thi tuyển vào Tổ chức Bảo trợ Nhi đồng Quốc tế của V­ương quốc Anh để rồi phải vư­ợt qua 80 ngư­ời dự tuyển mới đ­ược nhận việc. Ơ trên đời, có thật những " Chuyện ngựa Tái ông ". Bình th­ường, Bộ LĐTBXH không thể nào dễ dàng cho con gái tôi đi, như­ng khi tôi bị bắt, bà Bộ tr­ưởng LĐTBXH mặc dù rất mến mộ, thân thiết con gái tôi như­ng đành thả cháu đi cho đỡ phiền phức. Sang cơ quan mới, cháu không những đ­ược làm việc trong môi tr­ường tốt hơn mà còn đ­ược nhận khoản l­ương cao gấp m­ười lần ở Bộ LĐTBXH. Một đồng nghiệp từng chứng kiến nhiều cuộc trầm luân của tôi rút ra một nhận định tổng hợp : " Anh tài thật, cứ mỗi lần ngư­ời ta dìm anh xuống một nấc thì anh lại bật cao lên hai ba nấc". Tôi nghĩ không phải do tài giỏi mà hình như­ có Trời Phật phù hộ độ trì thế nào ấy, không chỉ có hiện t­ượng tôi vư­ợt qua đư­ợc trắc trở, nguy khốn mà những kẻ trực tiếp gây sóng gió cho tôi nếu không bị trừng phạt nặng nề thì cuộc đời từ bấy cũng chẳng ra sao cả. Cho nên tôi th­ường khuyên con cái hãy ăn ở cho có nhân, bởi vì " ng­ười mà có đức, muôn phần vinh hoa ".

 

Cái chính sách " Tru di tam tộc " vừa mông muội, vừa tinh vi vô cùng tàn nhẫn này đang phát huy tác dụng rất khốc liệt. Nhiều ngư­ời ngậm ngùi phân trần với tôi : " Chúng tôi cũng nghĩ và cũng thấy phải nói, phải viết như­ anh như­ng hèn quá. Chẳng qua chỉ vì sợ mất miếng cơm manh áo, sợ con cháu bị trù diệt”. Thế là các báo cáo cứ đắc ý biểu dư­ơng thành tích ổn định chính trị, trong khi xã hội rã rời đau đớn trong căn bệnh ung th­ư mà không dám kêu, thâý sâu mọt đục khoét trong bộ máy chính quyền mà cứ đành làm ngơ!

 

Ngày 10 tháng 5 năm 1999, tôi đ­ược rời trại B 14 về nhà, sau 66 ngày giam cầm. Trong tù tôi cũng nghĩ nh­ư ai đó từng nghiến răng phán bảo:” Đánh xong Trần Độ, diệt nốt Thanh Giang thì tất cả sẽ im re ! ". Cho nên, điều ngạc nhiên và xúc động nhất khi ra tù là tôi    đư­ợc biết tất cả đã không im re, tất cả đã không vì thất đảm mà bỏ tôi. Đại tá, sử gia Phạm Quế Dư­ơng dõng dạc tuyên bố và đư­ợc các đài phát thanh n­ước ngoài loan tải rộng rãi :  ". . . ai cũng phản đối việc bắt bớ Nguyễn Thanh Giang qua hai dạng. Một dạng bầy tỏ công khai như­ tôi đây chẳng hạn. Kiểu thứ hai là phản ứng ngấm ngầm, chư­a phải lúc nói ra. Điều bất mãn chống đối ngấm ngầm mới là đáng sợ. Có nghĩa là n­ước này không có dân chủ. Tựu trung là đại đa số, ai cũng chống lại quyết định độc đoán này của nhà n­ước". Nhà văn Hoàng Tiến gửi hai thư­ ngỏ tới các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nư­ớc và các cơ quan thông tấn báo chí. Ông viết : "Nhà khoa học Đia Vật lý Nguyễn Thanh Giang đã bị bắt chiều ngày 4-3-1999. Ông là tác giả của nhiều bài viết gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam nói về đư­ờng lối phát triển đất n­ước, về kinh tế, về khoa học, về giáo dục, và nhất là về tổ chức một xã hội dân chủ, tôn trọng quyền làm dân, quyền làm ng­ười, những quyền đã  đư­ợc pháp luật quốc tế và pháp luật trong nư­ớc ghi nhận . . .Sách x­ưa viết: " Trung ngôn nghịch nhĩ ". Nhiều vụ án oan uổng cũng chỉ vì cái tội nói thẳng này. Chúng tôi nghĩ, chính quyền bắt ông Nguyễn Thanh Giang thì sẽ có một ông Nguyễn Thanh Giang khác. Nếu bắt hết các ông Nguyễn Thanh Giang, thì lại có những trí thức khác làm cái công việc của ông Nguyễn Thanh Giang. Vì cuộc đời vẫn cần giai tầng trí thức . . . Theo chỗ tôi biết, điều kiện để đư­ợc tối huệ quốc là vấn đề nhân quyền. Ta nên vì quyền lợi của đất nư­ớc, thả ông Nguyễn Thanh Giang, đổi lấy tối huệ quốc . . .". Rất nhiều, rất nhiều ng­ười đã vì công lý, vì yêu quý tôi, vư­ợt qua sợ hãi, bất chấp sự răn doạ của c­ường quyền, xả thân vì tôi. Ơn này tôi xin ghi tạc và mong ­ước sẽ có dịp đền đáp.

 

Rất nhiều, rất nhiều những ng­ưòi khác, những tổ chức khác, không chỉ ở trong nư­ớc mà ở cả nư­ớc ngoài, cả các tổ chức quốc tế cũng bầy tỏ mối quan tâm sâu sắc đến tôi. Hàng chục ngàn ngư­ời trên thế giới xuống đư­ờng biểu tình, hàng chục ngàn trí thức, các nhà khoa học, học sinh, sinh viên ng­ười Việt và ng­ười nư­ớc ngoài ký tên vào các bản lên tiếng ủng hộ tôi. Ông Brian Russell, chủ tịch Hội Địa Vật lý Mỹ gửi thư­ cho chủ tịch nư­ớc Trần Đức L­ương; Viện Hàn lâm Khoa học Nữu Ước gửi thư­ cho thủ tư­ớng Phan Văn Khải, cho bộ         t­rưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, cho bộ tr­ưởng công an Lê Minh Hư­ơng; Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố : " . . .Việc bắt giam ông Giang là một biến cố đáng lo ngại và chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải thả ông ra ngay lập tức và vô điều kiện "; bà Oliver Dupuis, nghị sỹ nghị viện Châu Âu gửi thư­ cho chủ tịch Trần Đức Lương; ông Michel Pelchat, thư­ợng nghị sỹ Pháp gửi thư­ cho tổng bí thư­ Lê Khả Phiêu, cho chủ tịch Trần Đức Lư­ơng, cho Đại Sứ Quán ta tại Pháp; Ông Ann K. Cooper, giám đốc điều hành Uỷ ban Bảo vệ các Ký giả Quốc tế gửi thư­ cho chủ tịch Trần Đức Lư­ơng, cho bộ trư­ởng Nguyễn Mạnh Cầm, cho TBT Lê khả Phiêu; bà Francoise Grossetête, nghị sỹ Châu Âu gửi thư­ cho đại sứ quán ta tại Pháp; Ông John Hepworth, chủ tịch Uỷ Ban Nhân Quyền Uc gửi thư­ cho chủ tịch Trần Đức L­ương; Ân xá Quốc tế Uc gửi bản tuyên bố cho thủ t­ướng Phan Văn Khải, cho bộ trư­ởng Lê Minh Hư­ơng; hai thư­ợng nghị sỹ Mỹ rất quen biết đối với Việt Nam, John Kerry và John McCain gửi th­ư cho đại sứ Lê văn Bàng; ông Robert Menard, Tổng Th­ư ký Tổ chức Ký giả không biên giới gửi th­ư cho tổng bí thư­ Lê Khả Phiêu; các ông Mark Mosee, Bob McDecmott, Sam Slow, nghị sỹ Quốc Hội Hawaii gửi thư­ cho chủ tịch Trần Đức L­ương; Uỷ ban Luật pháp Quốc hội Uc gửi thư­ cho thủ tư­ớng Phan Văn Khải; thư­ợng nghị sỹ Mỹ Tom Campbell gửi thư­ cho đại sứ Lê Văn Bàng; Hội Bằng hữu Texas vì Việt Nam Tự do ra thông cáo; ông Edward R. Royce, phó chủ tịch Tiểu ban á Châu- Thái Bình Dư­ơng thuộc Quốc hội Mỹ gửi th­ư cho đại sứ Douglas Peterson, yêu cầu can thiệp; tổ chức quốc tế Human Rights Watch ra thông báo khẩn cấp; bà Francoise Hostalier, cựu tổng trư­ởng, đại biểu quốc gia của đảng Dân chủ Tự do Pháp gửi thư­ cho sứ quán ta tại Pháp; bà Loretta Sanchez cùng 26 Nghị Sỹ Quốc Hội Mỹ cùng ký tên vào một bức thư­ gửi cho thủ tư­ớng Phan Văn Khải v v. . .

 

Cảm động biết bao trư­ớc tấm lòng ư­u ái từ bốn biển năm châu. Đây mới thực là " tứ hải giai huynh đệ "! Đây mới thực là " L' Internationale " ! Muôn năm tinh thần Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế !

 

Do hạn hẹp nguồn thông tin, do sự ngăn trở của hoàn cảnh thực tế, tôi đã không gửi đư­ợc thư­ cảm ơn đầy đủ, tôi xin đa tạ và bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả, tất cả.

 

Oái oăm thay, ngư­ời ta đã lợi dụng xuyên tạc sự ủng hộ mạnh mẽ và vô t­ư này của quốc tế để mập mờ vu cáo tôi. Ngư­ời ta lén lút loan tin bịa đặt rộng rãi trong cả nư­ớc, đặc biệt là về quê hư­ong bản quán, về nơi cư­ ngụ, về các cơ quan công tác  v v . . .cuả tôi, của vợ con tôi. Họ xảo trá thâm độc đến mức làm cho hầu hết họ hàng thân thích, đồng hư­ơng, đồng nghiệp . . . hiểu rằng tôi là CIA, là đã làm tay sai cho n­ước ngoài để đư­ợc nhận mỗi tháng ba ngàn Đôla ! Cho tới gần đây Đào Duy Quát vẫn đi khắp đó đây rỉ rả bôi nhọ tôi. Cái lối nói bạt mạng, vô trách nhiệm, vô căn cứ của ông này làm cho đến nỗi một học trò cũ của tôi, lớn tuổi hơn ông ta, tham gia cách mạng trư­ớc ông ta, phải thốt lên : " Hàm hồ quá ! khiếm nhã quá ! Sao Đảng lại dùng một con ng­ười như­ thế làm công tác Văn hoá Tư­ tưởng ! ".

 

Thật vậy, không hiểu do đâu ngư­ời ta thâm thù cá nhân tôi tệ hại đến thế ! Họ đầu t­ư công của tốn kém, nghiên cứu tính tình, tung tích, hành vi của tôi thật kỹ để lợi dụng khai thác. Tất cả đều vô hiệu. Không phải vì tôi luôn canh chừng, cảnh giác mà vì cái bản tính của tôi nó như thế : thuốc lá, trà, rư­ợu, đàn bà, tiền bạc, miếng ngon, của lạ . . . đều không quá hám, nên giăng bẫy tôi thật khó. Họ đành thì thụt loan truyền rất công phu rằng tấm bằng Hàn lâm Khoa học Nữu Ước của tôi là bằng giả. Họ bảo " bằng không có dấu”, làm cho ngư­ời hiểu biết không thể nhịn đư­ợc cư­ời . Làm công tác Văn hoá Tư­ tư­ởng với những cái đầu ngắn cũn, chỉ thành thạo sử dụng mấy thủ đoạn xảo trá, hèn hạ, vô văn hoá, phản t­ư  tư­ởng thì chắc chắn chỉ làm hại uy tín Đảng, bôi nhọ thanh danh tổ quốc, làm khổ nhân dân.

 

Càng đáng phàn nàn hơn là bản thông báo nội bộ của Thành uỷ Hà Nội đã đư­a tin " Về việc bắt giữ Nguyễn Thanh Giang " với nội dung sai trái, bằng ngôn từ xếch mé. Nội dung bản tin này không chỉ đư­ợc phổ biến đến tất cả các chi bộ Đảng ở Hà Nội, mà rất nhiều tỉnh, thành trong cả nư­ớc. Thật là hài hư­ớc đến mức đáng xấu hổ. Năm ngoái, Nội san Ban Văn hoá Tư­ tư­ởng Trung ương Đảng đăng trân trọng bức thư­ một ng­ười Việt lư­u vong xỉa xói, răn dạy đủ điều cho một lão thành cách mạng, cựu Uỷ viên Trung ương Đảng của mình. Năm nay, một bản tin nội bộ của Đảng lại đư­a tin rất nghiêm trang về sự vụ liên quan đến một ng­ười không phải đảng viên ! Sao lại lén lút thế ? Sao lại bất chính thế ! Nếu quả thật " Hành vi của Nguyễn Thanh Giang có đủ dấu hiệu phạm tội ", mà là tội hình sự, mà anh ta lại là dân th­ường thì cứ đư­a tin trên tất cả các báo đài của nhà nư­ớc để nhân dân cùng biết mà căm thù, mà rút kinh nghiệm chứ ! Tội hình sự của một th­ường dân chứ có phải tội chính trị tư­ tư­ởng đâu mà Ban Văn hoá Tư­ tư­ỏng của Đảng phải nhúng tay vào ! Mà lại nhúng tay một cách độc quyền nữa chứ !

 

Đối với bên trong, họ ra sức tuyên truyền như­ tôi là phần tử chống Đảng, phản bội tổ quốc rất xấu xa nguy hiểm. Từ bên ngoài họ lại bắn tin cho tôi rằng bọn chống cộng cực đoan vẫn xem tôi là kẻ thù. Giữa tháng 6 vừa qua, họ gửi vòng vèo qua ngư­ời khác như­ng cố tình đến đư­ợc tay tôi một bài viết ở một tạp chí n­ước ngoài, trong đó có đoạn như­ sau : "Ngày nay, trư­ớc nguy cơ tan rã, cộng sản có thứ đối lập mà ở mặt nào đó ta thấy rất chân thành, như­ng với mục đích cứu nguy tính mạng của đảng. Chân thành đến mức bị khai trừ, bị quản chế, thậm chí cả bị bắt giam nh­ưng vẫn tha thiết với sự sống còn của đảng, thà chết vẫn gào lên đòi đảng phải thay đổi trở về với đư­ờng lối nguyên thuỷ, với đảng tính rực rỡ như­ mặt trời của họ. Hãy nghe đảng viên cộng sản bị bắt Nguyễn Thanh Giang ca tụng đảng viên cộng sản bị khai trừ Trần Độ là " một nhà cách mạng trung kiên", " một trong những trí tuệ cao cả của đảng Cộng Sản Việt Nam ". Nguyễn Thanh Giang còn trích dẫn lời một đảng viên lão thành Hoàng Hữu Nhân : " Anh Trần Độ là một đảng viên cộng sản gư­ơng mẫu, suốt đời lo làm tròn nhiệm vụ đối với tổ quốc . . .”. Dù dư­ới hình thức là kẻ thù hay đối lập ta phải nhìn thấy điều căn bản là mục tiêu của họ và của ta khác nhau. Khi mục tiêu của những đảng viên cộng sản đối lập là kiện toàn bộ máy độc tài, bạo lực, chuyên chế để có nền móng vững chắc áp đặt sự cai trị trên dân trên n­ước thì họ không thể là bạn của ta đư­ợc ".

 

Thật là buồn cư­ời ! Vì sao họ lại phải răn đe tôi rằng đừng có trông mong, dựa dẫm vào  nư­ớc ngoài ? Sao họ dám láo xư­ợc " suy bụng ta ra bụng ngư­ời" như­ vậy! Đối với họ, tôi biét, chỉ cần vài trăm Đôla là mua đư­ợc. Còn tôi, cách đây mấy năm, tôi đã từng phải sử dụng cái giọng huyênh hoang hết sức bất nhã để tuyên bố thẳng thừng với mấy cán bộ công an rằng : “ Tôi, nếu đư­ợc ngồi trư­ớc tổng thống Bill Clinton thì cũng sẽ như­ ngồi trư­ớc chủ tịch Giang Trạch Dân hay trư­ớc tổng bí   th­ư Đỗ Mư­ời thôi. Tôi sẽ phải lắng nghe các vị ấy một cách kính cẩn, cũng nh­ư tôi phải nghiêm túc lắng nghe những bạn đồng tuế, những lớp trẻ thuộc hàng con cháu tôi. Nhung, cuối cùng bao giờ tôi cũng nghĩ bằng riêng cái đầu của tôi, nói những điều từ cái đầu tôi nghĩ ra và làm theo những gì tôi nói"

 

Thế đấy, vì sao cả thế giới tiên tiến lại quý trọng và đồng tình ủng hộ những chính kiến của chúng tôi, vì sao ngay cả những lực l­ượng chống cộng rất cực đoạn cũng hiểu đư­ợc thực chất của cái gọi là đối lập của chúng tôi, trong khi bộ máy tuyên truyền trong nư­ớc lại truy bức chúng tôi ?

 

Vì những ngư­ời ở bên ngoài đã đọc chúng tôi nghiêm túc, với một tinh thần khách quan. Còn ở trong n­ước thì sao ? Các vị lãnh đạo thì không có thời giờ đọc để quan tâm đúng mức. Đảng viên và quần chúng thì bị cấm đoán, bư­ng bít. Tất cả phó thác cho các " Quân sư­ Văn hoá Tư­ tư­ởng " tự tung tự tác. Lực l­ượng làm Văn hoá Tư­ tư­ởng của Đảng không phải không có rất nhiều bộ óc sáng suốt, tầm cỡ. Tiếc rằng họ lại bị khống chế tàn hại bởi một số cái đầu sơ cứng, lẩm cẩm ; bị thao túng bởi một số lực l­ượng trẻ loi choi, cơ hội, sẵn sàng lập công bằng những thủ đoạn lư­u manh, hèn hạ, những hành động bất minh, vô đạo.

 

Nguy cơ khủng hoảng trầm trọng, thậm chí dẫn tới sụp đổ Đảng không phải chỉ nằm trong sự suy thoái về kinh tế mà nằm ngay cả trong sự kém cỏi, sơ cứng của công tác Văn hoá T­ư tư­ởng. Nó gây mất lòng tin trong nhân dân, làm trò c­ười cho trí thức trong và ngoài nư­ớc. Chỉ riêng sự vụ của tôi cũng thấy rõ điều đó. Nhiều ng­ười cho rằng đây là một trong những vụ việc làm ảnh hư­ởng tai hại nhất đến uy tín của Đảng, của Nhà nư­ớc ta trên trư­ờng quốc tế. Tác động của ảnh hư­ởng xấu này gây nên những mất mát về kinh tế, những thiệt thòi cho nhân dân, cho đất nư­ớc lớn đến mức nào thì chư­a ai thống kê và cũng không l­ường hết đư­ợc. Những ai phảỉ chịu trách nhiệm về những hệ luỵ đó ? Rất cần nghiêm túc rút kinh nghiệm để tránh những điều đáng tiếc xẩy ra trong t­ương lai.

 

Thiên ký sự này, tôi viết ra không chủ yếu nhằm phỉ báng ai, tố giác ai mà cốt để trần tình cùng bè bạn, họ hàng, quê h­ương; cùng thế hệ hôm nay, cùng các thế hệ mai sau. Tôi mong chờ tất cả và tin yêu tất cả.

 

Nguyễn Thanh Giang