Luật pháp bảo vệ tự do của nhân dân

 

Năm 1926, trong một buổi diễn thuyết ở trường Quốc Học Huế, nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã bày tỏ nỗi đau đớn trước cảnh nước nhà "vì không có thương học nên thương nghiệp suy;không có công học nên công nghiệp hỏng;không có y học nên nhân dân không biết đường vệ sinh;không có nông học nên nông dân không biết đường khai khẩn;không có pháp luật học nên nhân dân không biết giữ lấy quyền lợi ". Cách mạng Tháng Tám thành công, nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập được hình thành và không ngừng phát triển. tất cả các nghành công thương, y, nông học đều đã được xây dựng ngày càng phong phú, vượt xa sự tưởng tượng của cụ Phan. Riêng nghành pháp luật học bị xem nhẹ một cách đáng thương tiếc!

Trường Ðại Học Luật thiết lập từ thười Pháp thuộc, đã đào tạo được một số luật gia có tiếng, thế mà bị giải tán. Môn công dân giáo dục bỗng nhiên bị biến mất trong chương trình giáo dục phổ thông từ lúc nào. Sau khi thành lập nước, luật sư Trần Công Trường, cố vấn pháp luật của chính phủ, nhiều lần đề nghị thành lập hệ thống luật pháp cho nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhưng đã bị một vị lãnh đạo cao cấp quyết liệt: "Luật pháp để làm gì!Ðể trói tay trói chân chúng ta lại à?Tuồng như chúng ta đã từng ngây thơ tin rằng có được độc lập rồi thì người trong nước với nhau cứ bảo ban nhau là được. Hễ ai đó khác ý với các nhà lãnh đạo thì cứ thẳng tay "chuyên chính vô sản " là xong.Ta không cần hiểu rằng lịch sử nhân loại khi còn tồn tại nhà nước luôn luôn là lịch sử đấu tranh giữa các quan niệm tiến bộ với các quan niệm bảo thủ lạc hậu để xác định các quan hệ giữa nhà nước và cá nhân. Lỵch sử đấu tranh để nhận thức ngày càng đúng đắn bản chất của mối quan hệ pháp lý ấy chính là lịch sử khám phá từng bước giá trị của cá nhân con người trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước.

May sao ngày nay ta đã biết khẳng định "chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà bản chât của nó là mọi quyền lợi phải thuộc về nhân dân!(1). Từ đây cũng xác định rằng "nhà nước quản lý đất nước trong giai đoạn này chỉ có thể có hiệu quả cao, nếu nhà nước tạo lập được một môi trường pháp lý rõ ràng để mọi công dân, mọi tổ chức đều tự mình quyết định làm những việc pháp luật cho phép và tự giác không làm những việc pháp luật không cho phép, đồng thời họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, chứ không phải đi xin phép các cơ quan quản lý nhà nước từng việc, cho hay không cho là tuỳ thuộc các cơ quan nhà nước "(1). Tuy nhiên, lại cũng phải thấy được rằng môi trường cần thiết để cho cá nhân công dân thực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ pháp luật với nhà nước phải là dân chủ. Karl Marx đã viết: "Tự do được thừa nhận về mặt pháp lý tồn tại trong nhà nước dưới hình thức luật. các đạo luật không phải là các biện pháp đàn áp chông lại tự do...Ngược lại, các đạo luật đó là quy phạm chung, chính xác, rõ ràng mà trong đó tồn tại tự do...Bộ luật là "kinh thánh tự do của nhân dân ".

Các chế độ chính trị của các nhà nước trong lịch sử rất đa dạng nhưng tựu chung gồm hai loại chính:chế độ phản dân chủ và chế độ dân chủ. ở những giai đoạn mà mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt thì thường xuất hiện chế độ phản dân chủ, độc tài, quân phiệt. Chế độ này thường xử dụng bạo lực hoặc hoặc những đạo luật hà khắc để lạm dụng quyền lực nhà nước, xoá bỏ hoặc hạn chế tối đa các quyền tự do dân chủ của nhân dân, chà đạp lên các thiêt kế dân chủ lẽ ra cần thiết và không ngừng hoàn thiện.

Ngày 14-04-1997, trong trạng huống bộn bề trước khi rời nhiệm vụ, thủ tướng chính phủ Võ văn Kiệt đã ký Nghị định 31/CP, ban hành "Quy chế quản chế hành chánh ". Quy chế này " được áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến an ninh quốc gia được quy định tại Chương I, phần các tội phạm của Bộ Luật Hình Sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự "(Ðiều 2).Quy chế quản chế hành chính cho phép người ta "buộc những người có hành vi vi phạm luật quy định tại điều 2. Quy chế này phải cư trú, làm ăn sinh sống ở một địa phương nhất định và chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền, nhân dân địa phương. Thời hạn quản chế từ 6 tháng đến 2 năm "(Ðiều 1).Người bị quản chế không chỉ có thể bị quản thúc tại nhà, tại phường mà còn có thể bị "Chủ tịch U'y Ban Nhân Dân Tứnh, thành phố trực thuộc trung ương(gọi chung là cấp tỉnh) quyết định quản chế hành chính họ ở nơi khác(Ðiều 4). Khi hết hạn, người bị quản chế mới được về nhà(2).

Rõ ràng đây là một hình thức tù tại nhà, tù tại phường hoặc biệt giam không có xà lim.

hãy nghe lời kể của một người bị quản chế qua mấy bức thư anh viết cho bạn bè: "Suốt gần hai tháng liền, tôi bị công an thành phố Ðà Lạt gọi lên để công an tỉnh thẩm vấn,chung quy cũng chỉ xoay quanh việc cầm bút của tôi và sự giao lưu giữa những người cầm bút với nhau, với bạn đọc... ". Tôi bị khám nhà lần thứ hai, bị thu giữ cả nhật ký, bản lưu một số thư riêng cùng một số tài liệu chuẩn bị cho sáng tác...Tôi đã chuẩn bị tinh thần chịu đựng cho vợ tôi nếu tôi nếu tôi bị chỉ định đi cư trú bắt buộc tại một nơi hẻo lánh nhất trong tỉnh Lâm Ðồng. Suốt gần nửa tháng nay, ngày nào tôi cũng buộc phải tới ngồi hai buổi tại trụ sở công an phường để viết đi viết lại bản kiểm điểm về tập thơ "Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn ". Tờt nhiên ngày nào tôi cũng chỉ viết từng đó dòng với cùng một nội dung...Hàng ngày mình đảm đang việc đưa đón con đến trường(phải xin phép từng tháng, vì trường ở phường khác) và chợ búa cơm nước để bà Thục có thì giờ làm hàng(búp bê). hàng này chỉ trông vào khách du lịch, mà năm nay khách đến ít hơn mọi năm. Tuy vậy vẫn cố kiếm đủ ngày ba bữa, và có dư được ít thời gian nào thì ngồi viết...Tuần trước, nhân ngày giỗ Xuân Quý (mình làm giỗ theo ngày âm lịch, 21 tháng giêng ta hàng năm), vợ chồng Hà Sĩ Phu sau năm tháng không thấy mặt nhau(3). Mình viết thư mời Bảo Cự để Cự có chứng từ xin phép U'y Ban Nhân Dân Phường bên ấy, nhưng họ không cho đi (Bảo Cự bị quản chế sau mình hơn một tháng). Họ ghi vào đơn của Cự là "không cần thiết ", dù Cự đã viết rõ trong đơn là đến dự ngày giỗ của Xuân Quý-một nhà văn, liệt sỹ ".

Dương Thị Xuân Quý là ai? Chị là một nhà văn, gọi học giả khả kính Dương Quảng Hàm là bác ruột. Ðầu năm 1968, chị gửi lại đất Bắc đứa con gái đầu lòng 16 tháng tuổi, theo bước chồng vào Nam chiến đấu. Chị hy sinh trong một trận càn ngay trên miệng một hầm bí mật tại chiến trường Duy Xuyên. Người viết những dòng thư trên là chồng chị, nhà thơ- chiến sĩ Bùi Minh Quốc. Anh đã tình nguyện xung phong vào chiến trường B trước vợ một năm. Hiện nay anh cùng bạn anh- Tiêu Dao bảo Cự-đang bị quản chế theo hiệu lực của Nghị định 31 CP.

Một cán bộ cách mạng lão thành, từng bị đế quốc cầm tù, từng giữ cương vị bí thư một thành phố lớn thứ hai ở miền Bắc hồi chiến tranh, đọc xong những bức thư này đã bật khóc khi trao đổi với tôi qua điện thoại.

Những quyết định có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mệnh con người, đến lương tri xã hội như vậy lại được quy định bởi một văn bản luật pháp rất không chặt chẽ, nếu không muốn nói thật là mơ hồ, rất vô trách nhiệm!

Hãy rà soát lại điều khoản quy định đối tượng xử lý của quy chế này: Ðiều 2: "Quản chế hành chính được áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm luật pháp, xâm phạm đến an ninh quốc gia được quy định tại Chương I phần các tội phạm của Bộ Luật Hình Sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự ".

Thế nào là "hành vi vi phạm luật pháp, xâm phạm đến an ninh quốc gia "? Ðể xác định được một hành vi cụ thể nào đó có được xem là "xâm phạm đến an ninh quốc gia " không, cần xét xử ở một phiên toà mà tại đó việc tranh cãi nghiêm túc giữa các quan toà, các luật sư thường diễn ra hàng buổi, có khi suốt cả tuần, thậm chí đến cả năm. Vởy mà ở đây chỉ cần "Chủ tịch U'y ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập hồ sơ đối với những người cần áp dụng biện pháp quản chế hành chính, trình Chủ tịch U'y ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định "(Ðiều 5). Toàn bộ quy trình tiến tới hình thành văn bản để ký quyết định chỉ đơn giản như sau: "Chủ tịch U'y Ban Nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng tư vấn gồm đại diện lãnh đạo Công an cấp tỉnh, Sở Tư pháp và Mổt trận Tổ quốc cấp tỉnh. Ðại diện lãnh đạo cơ quan Công an cấp tỉnh là thường trực Hội đồng tư vấn "(Ðiều 8). " "Thường trực Hội đồng tư vấn có trách nhiệm tổ chức, chuẩn bị các tài liệu cần thiết, chủ trì cuộc họp, lập biên bản cuộc họp của Hội đồng và thay mặt Hội đồng làm văn bản đề nghị quản chế hành chính. Chủ tịch U'y Ban Nhân dân cấp huyện quyết định "(Ðiều 9)(2).

Ai cũng biết ở nước ta bây giờ đại đa số Chủ tịch U'y Ban nhân dân tỉnh không học qua trường Luật. Rờt nhiều, rất nhiều vị hết sức i tờ về luật pháp. Hội đồng tư vấn thành lập theo Ðiều 8 lại không quy định cụ thể nên các vị "đại biểu " được tham dự vào có thể cũng chẳng biết gì nhiều lắm về luật pháp. Vởy mà họ được toàn quyền làm nhiệm vụ xét xử, luận tội, ra quyết định " "bỏ tù tại phường " từ gã Chí Phèo đến các vị đã có công lớn đối với Cách Mạng để rồi ông Chủ tịch tỉnh cứ thế mà phê chuẩn.

Còn gì vô trách nhiệm với tính mạng con người hơn thế nữa không? Còn gì phỉ báng trắng trợn luật pháp trắng trợn quyền dân chủ hơn thế nữa không?

Ðể luận tội, người ta phải căn cứ vào Ðiều 2 của quy chế này nhưng chính tại đây lại tồn tại một mệnh đề hết sức mập mờ: "chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự ". Như thế nào là "chưa đến mức ". Trong toán học, chưa đến 1 có thể là nhỏ hơn 1, nhưng cũng có thể là "không ", hoặc thậm chí là âm 1. Nừu quy ước 1 là tội thì "không " là vô tội, âm 1 là có công. Trong vật lý, nước chưa đến thể lỏng thì có thể là một làn hơi xoa mền da thịt, có thể là những cục đá rắn cầm lên ném vỡ đầu nhau được.

Không đến mức thì được tự do, đến mức thì được xét xử hản hoi, chưa đến mức thì muốn sao phải chịu thế. Thật là một chuyện cười đầm đìa nước mắt!

Sự mập mờ này nguy hiểm đến nỗi nó có thể được lạm dụng để "bỏ tù tại phường " bất cứ ai, kể cả những người hôm qua vừa mới tham gia vào việc tạo nên quyêt định bỏ tù người khác. Tiềm ẩn của sự lộng hành, sự tiếm quyền, sự hỗn loạn nằm ngay trong chính các Nghị định 31 CP này.

Thành lập một phiên toà để xét xử một vụ việc cần khá nhiều công phu. Cỗm cố một con người theo con đường chính quy cần có " "nhà tù quốc lập ". Quy trình xác lập việc quản chế hành chính quá chừng đơn giản, thảnh thơi. Chỉ mất vài buổi họp để phán quyết vắng mặt đương sự. Sau đó tháng tháng bỏ ra ít giờ hỏi lục vấn hoặc nghe đương sự báo cáo. Không phải xây thêm nhà tù, không tốn cơm áo nuôi phạm nhân cùng với bộ máy hình chính cai quản phạm nhân. Thuận lợi như vậy thì có e rằng người ta sẽ dễ dàng tiện tay thực hiện xã hội hóa nhà tù không? Bởi vì nếu đã hoặc sẽ có hiện tượng này ở đâu đó thì Trung ương Ðảng và Chính phủ chắc gì biết được. Tờt cả chỉ cần ông Chủ tịch tỉnh cùng với cái Hội đồng tư vấn do ông lập ra là quyết định được thôi mà!

Luật hành chính là một trong 11 nghành luật vừa được xác lập ở Việt nam với khái niệm mới được hình thành là "vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách vô ý hay cố ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính ".

Khi nào thì bị xem là "xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước? ". Có dễ dàng tránh khỏi bị quy kết là xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước không khi gặp cái định nghĩa này: "Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Nhà nước dùng pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước...Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp gọi là quản lý hành chính nhà nước...là hoạt động chấp hành-điều hành nhà nước ". Thật là thiên la địa võng!

Nhiều nước không có luật hành chính. ở Pháp, Luật Hành Chính được xem như một thứ ngoại lệ nên để khống chế tính siêu xuất của nó người ta đã lập ra cả một hệ thống toà án hành chính, thẩm phán đoàn hành chính để ngăn giữ luật ngoại lệ này không đi đến lạm quyền. Chẳng những thế, người dân còn nhiều quyền kháng cáo để khiếu nại trước toà án hành chính nếu thấy mình là nạn nhân của luật này. Tham chính viện của Pháp được thành lập từ năm 1789. Viện này qua kinh nghiệm 200 năm đã trở nên biểu tượng cho nền công lý hành chính, đã làm nhiệm vụ ngự sử kiềm chế hành pháp, đảm bảo thượng tôn pháp luật, che chở cho người dân chông lại hữu hiệu những lạm quyền của chính phủ. Vởy mà ngày nay trong dân chung ở Pháp vẫn có ý kiến chính thức công khai đòi huỷ bỏ luật hành chính.

Ơ' nhiều nước tiên tiến, lập pháp, hành pháp, tư pháp là ba quyền được phân lập rõ ràng để bảo đảm nguyên tắc "quyền lực ngăn cản quyền lực " nhằm không chế khả năng lạm dụng quyền lực của các cá nhân, các tổ chức có quyền thế. Ơ' ta "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là một nhà nước mà các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp hoạt động vừa có sự phân công rõ ràng, lại vừa có sự phối hợp chặt chẽ "(1).Khi "có sự phối hợp chặt chẽ ", nhà nước hoàn toàn khống chế được xã hội, trị vì được toàn dân qua chức năng "Nhà nước quản lý ", dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng, theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Khi đó, người dân còn bấu víu vào đâu được khi chính phủ sai? Trong trường hợp đối với Nghị định 31/CP thì không cần chính phủ sai mà chỉ tỉnh sai là tai hoạ đã giáng xuống đầu dân một cách thảm khốc rồi!

James Madison đã nói: "Trong sự kiến tạo một chính quyền để con người quản trị con người, cái khó là ở chỗ:trước hết chính quyền có khả năng cai trị, nhưng cái khó hơn là khả năng tự chế và tự giới hạn bởi chính nó ".

Phải chăng vì muốn tự chế và tự giới hạn mà Quy chế quản chế hành chính có nêu: "Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị quản chế hành chính "(Ðiều 3)(2)?Câu này thật vô nghĩa, nếu không muốn nói rằng đọc lên nghe rất mỉa mai.

Thử hỏi còn đâu là danh dự, nhân phẩm đối với một con người bỗng dưng rơi vào cảnh ngộ sau:

" Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được quyết định quản chế hành chính, người bị quản chế phải trình diện với U'y ban Nhân dân cấp xã nơi mình thi hành quyết định quản chế... "(Ðiều 15). "Trong thời hạn quản chế, người bị quản chế hành chính phải cư trú, làm ăn sinh sống tại xã phường, thị trấn nơi thi hành quyết định quản chế hành chính và phải chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền, nhân dân địa phương;chỉ được đi lại trong phạm vi người đó bị quản chế. nếu có lý do chính đáng, người bị quản chế muốn đi ra khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn thì phải làm đơn xin phép và tuân theo các quy định sau:đi trong phạm vi cùng một quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh thì do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã cấp giấy phép;đi trong phạm vi cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện cấp giấy phép;đi ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chủ tịch Uỷ ban Nhân đan cấp tỉnh cấp giấy phép. Trường hợp người bị quản chế hành chính đi ra khỏi nơi thi hành quyết định quản chế cần ở lại nơi đến thì mỗi lần được đi không quá 5 ngày và tổng số ngày đó không vượt quá 1/15 thời hạn quản chế... "(Ðiều 17). "Một tháng một lần, người bị quản chế hành chính phải đến trình diện và báo cáo việc thực hiện quản chế hành chính của mình tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi thi hành quyết định quản chế... "(Ðiều 18)(2).

Ðối với người có quyền tự trọng, những bắt buộc trình bẩm nhiêu khê này không khác gì sự hạ nhục tồi tệ mà khi không kiên nhẫn nổi người ta có thể phải đổi bằng cái chết. Ðối với nhà văn, nhà khoa học, tình trạng ngăn cấm giao lưu, thu thập và truyền bá thông tin như các quy định trên thật sự giết đi một phần, hay thậm chí toàn bộ lẽ sống.

Không nghi ngờ gì nữa. Quy chế quản lý hành chính, ban hành kèm theo Nghị định 31/CP là một pháp lệnh mang nhiều yếu tố hoàn toàn trái đạo lý dân tộc. Chẳng những thế, Nghị định này còn chống Hiến Pháp. Ðiều 72 Hiến Pháp nước CHXHCNVN 1992 đã ghi rõ: "Không có ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa ánđã có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xẽtử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh ": Ðiều 68 cũng quy định: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật "(Những người như Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao bảo Cự chưa bị kết án, chưa bị tước quyền công dân, sao lại bị tước quyền tự do đi lại?). Trong Ðiều 112 Hiến Pháp nước ta đã buộc Chính phủ có nhiệm vụ "...chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia "thì Nghị định 31/CP chống lại Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền 1948 mà Nhà nước ta đã ký kết tham gia năm 1982 tại điều 11: "Mỗi người dù đã bị buộc tội về một hành vi tội phạm vẫn được coi như là vô tội cho đến khi hành động phạm tội được xác nhận trong một vụ xử công khai, nơi mà anh ta có được những đảm bảo cần thiết cho việc bào chữa cho mình... ", và điều 12: "Không ai phải chịu sự can thiệp tuỳ tiện vào cuộc sống cá nhân, gia đình, nơi ở, thư tín cũng như những xâm phạm tới danh dự và danh tiếng của mình. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chồng lại những can thiệp và xâm phạm ".

Nghị định, nghị quyết của Chính phủ là phương tiện pháp lý cơ bản mà Chính phủ sử dụng để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình nhưng bao giờ cũng phải phù hợp và có hiệu lực thấp hơn các văn bản của Quốc hội, nếu mâu thuẫn thì sẽ phải đình chỉ, sửa đổi hoặc bác bỏ.

Chúng tôi khẩn thiết khuyến nghị Quốc hội và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam xem xét nghiêm túc và ra lệnh giải toả ngay cho các nhà văn- công dân Bùi Minh Quốc và Tiêu Dao bảo Cự, đồng thời hủy bỏ Quy chế Quản chế hành chính đã được ban hành kèm theo Nghị định 31/CP.

Nguyễn Thanh Giang

(1) Bài phát biểu của Chủ tịch Trần Ðức Lương tại hội Nội chính Ðảng tháng 3-1998

(2) Quy chế quản chế hành chính

(3) Nhà Bùi Minh Quốc và Hà Sĩ Phu chỉ cách nhau mươi phút đi bộ trên đường phố