Nguyễn Khắc Toàn- Chàng trai đầy nhiệt huyết

Trong một tiệc rượu đón nhà thơ Bùi Minh Quốc từ Đà Lạt ra thăm Hà Nội tại nhà tôi, giữa lúc hứng khởi, Nguyễn Khắc Toàn đứng dậy đọc thơ. Giọng anh sang sảng:

Tự do và ái tình
Vì các người ta sống
Vì tình yêu lồng lộng
Tôi hiến cả đời tôi
Vì tình yêu muôn đời
Tôi hy sinh tình ái


Nguyễn Khắc Toàn sinh ngày 21 tháng 10 năm 1955 tại Hà Nội. Qua suốt một thập kỷ “Tam thập nhi lập”, một thập kỷ “Tứ thập nhi bất hoặc”, anh đã bước vào cái tuổi “tri thiên mệnh” . Anh có vóc người chắc khoẻ nhưng “bạch diện thư sinh”. Cô gái nào đó đã bình phẩm: “Trông anh Toàn như tài tử điện ảnh ấy”. Vậy mà, anh vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai.

Đang học Đại học Sư phạm Toán, Nguyễn Khắc Toàn được điều động nhập ngũ. “Giã nhà đeo bức chiến bào”, anh vào chiến đấu tận Tây Nam Bộ (1972). Rồi U Minh. Rồi Rạch Giá…

Đã năm mươi tuổi, anh vẫn “Trơ phận nam nhi với nước non”. Đã vậy, anh còn không được sưởi ấm đôi phần trong căn hộ chung cư cùng mẹ già, các em, các cháu tại số nhà 11 Ngõ Tràng Tiền Hà Nội mà đang bị đầy ải giữa cái cô quạnh lạnh lẽo trong trại giam Ba Sao tận một vùng đá vôi phiá tây tỉnh Hà Nam !

Từ nhà tù, lúc 23 giờ 45 phút ngày 06 tháng 01 năm 2005, Nguyễn Khắc Toàn viết thư gửi mẹ: “Nhân dịp năm mới 2005 và Tết Ât Dậu sắp đến con kính cẩn kính chúc mẹ luôn luôn mạnh khoẻ. Sống lâu trường thọ, tin tưởng và hy vọng ngày con được trở về sớm nhất đoàn tụ gia đình, lấy vợ sinh con đẻ cái sẽ thành hiện thực. Để rồi có điều kiện phụng dưỡng, chăm sóc mẹ già, đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục Mẹ Cha”.

Chiều 29 tết Ât Dậu vừa qua, thân mẫu Nguyễn Khắc Toàn, bà Trần Thị Quyết đến thăm tôi. Đã gần 80 nhưng nét mặt bà vẫn phương phi, phúc hậu lắm. Bà rưng rưng nhỏ nhẹ: “Gần đến Tết rồi, nghĩ càng nhớ, nhớ càng thương cháu quá. Mửi năm lại thêm một tuổi, ngày bố cháu mất, cháu ở trong tù, không được về, cha con đã không được nhìn nhau lần cuối, cứ thế này thì rồi đến tôi cũng không biết sẽ thế nào !”

Cũng trong bức thư trên, anh viết: “Bản thân con ở trong này vẫn xác định vững vàng là chấp hành tốt mọi quy định, quy chế trại giam, thể hiện có văn hoá, gương mẫu cho anh em tù khác noi gương sinh hoạt, ứng xử và giao tiếp … Đó là điều bất di bất dịch”.
Thân phụ Nguyễn Khắc Toàn là một nhà giáo kỳ cựu. Cụ có nhiều học trò đã trở thành quan chức thuộc hai chế độ ở Việt Nam. Về già, cụ bệnh tật, đau yếu. Thấy con trai bửng dưng bị đầy đoạ trong chốn lao tù, đau đơn quá, cụ đã qua đời ngay sau đó ít lâu.

Sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, Nguyễn Khắc Toàn không chỉ là một người con hiếu đễ, một người chỉn chu mà còn là một chàng trai có khí tiết Lục Vân Tiên, “giữa đường thấy sự bất bằng mà tha” .

Anh đã từng mắng Nguyễn Như Phong thậm tệ “Thực sự sau khi đọc bài báo (Mặt thật của một số người mượn danh hiền sỹ dân chủ) tôi thấy bàng hoàng và nhục nhã thay cho anh. Tôi chỉ thấy bộ mặt thật của tác giả hiện lên rất rõ và đầy đủ những nhân cách nhơ bẩn của nó đến mức tởm lợm. Có thể nói hoàn toàn không ngoa một chút nào, đó là mặt thật của một tên bồi bút vô liêm sỉ, lưu manh chính trị, bịa đặt và hàm hồ” (Bức thư ngỏ tiếp theo gửi Nguyễn Như Phong và báo An ninh Thế giới).

Cảm thương với những số phận hẩm hiu oan trái của những dân lành, trong đó có cả những cựu chiến binh như anh, những bà mẹ Việt Nam anh hùng … đội đơn nằm vạ vật hàng tháng, hàng năm trời bên lề đường trước Phòng tiếp dân, số 1 Mai Xuân Thưởng, trước cửa nhà các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội …, anh đã hoà mình cùng họ để sẻ chia, để giúp họ viết đơn, đưa đơn lên các cơ quan hữu trách, các vị lãnh đạo các cấp …Thấy cấp trên không chịu quan tâm, không giúp giải quyết thấu tình đạt lý, anh lại tiếp tay cho bà con gửi đơn kêu cứu sự hử trợ của các tổ chức quốc tế, của lương tri nhân loại.

Thế là người ta vu cho anh tội gián điệp.

Ngày 20 tháng 12 năm 2002, Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên xử Nguyễn Khắc Toàn mười hai năm tù và ba năm quản chế.( *)

Để đánh giá bản án này, xin trích đoạn bức thư anh viết những ngày đầu tháng 3 năm 2005 rồi nhờ một bạn tù được tha trước đem ra ngoài (**):

“Mẹ kính yêu và các chị, em thương mến !
Con viết dòng thư này về thăm mẹ và toàn gia quyến, vì đã rất lâu, đến gần cả năm nay con không được quyền viết thư về gia đình. Mặc dù đó là quyền đương nhiên và hợp pháp của những tù nhân.
Mẹ ạ ! Thấm thoắt thế là đã hơn 3 năm trời con phải xa gia đình để vào tù kể từ chiều tối ngày 8 tháng 1 năm 2002. Cũng như mọi người đã rõ, qua thông tin bên ngoài, qua 2 vụ gọi là “xét xử theo luật pháp” và qua tất cả những lần gia dình đến trại tù thăm gặp con, thực chất đây là một trong những chuửi vụ án chính trị mà Đảng và Nhà nước Việt Nam XHCN trấn áp những người đối lập chính kiến tranh đấu vì dân chủ, tự do, vì đòi hỏi nhà nước thực thi các quyền con người được nhà nước thừa nhận trong Hiến pháp và Công ước Quốc tế về Nhân quyền mà nhà nước Việt Nam XHCN là một thành viên đã tham gia ký cam kết bảo dảm trước Liên Hợp Quốc và cộng đồng thế giới cho công dân của đất nước mình. Hàng loạt vụ đàn áp bằng toà án của Đảng và Nhà nước đối với những người công dân Việt Nam là trí thức, cựu chiến binh, cựu quan chức cao cấp của nhà nước – những người đã một thời đem mồ hôi, xương máu và cả mạng sống của mình để góp phần dựng xây nên chế dộ và nhà nước hiện nay”.

Cùng với con trai, thân mẫu Nguyễn Khắc Toàn – bà Trần thị Quyết 78 tuổi – cũng từng thống thiết kêu oan trong bức thư gửi các vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ đề ngày 14 tháng 9 năm 2004: “Sự thật là con trai tôi không có tội đến mức phải xử nặng như thế ! Cháu thấy bà con nông dân từ các tỉnh xa về nằm vạ vật lề đường, góc phố đòi công lý thì thương cảm viết đơn giúp và chuyển lên cấp trên. Thấy cấp trên không giải quyết thoả dáng, bà con nhờ gửi ra nước ngoài thì cháu gửi giúp. Lòng thương người thường mang hoạ cho cháu”.

Em trai Nguyễn Khắc Toàn, anh Nguyễn Xuân Phúc một lần đã nói về cái chất thánh thiện của anh mình trong bài trả lời phỏng vấn đài Little Saigon: “Điểm đặc biệt của ông (NKT) là lòng thương người, do đó có lẽ vì hoàn cảnh đáng thương của những người dân thấp cổ bé miệng ở mọi miền đất nước lên Hà Nội kêu oan, xin “đèn giời soi xét” khiến ông không thể ngồi yên”

Vào nhà tù, thấy bà con Tây Nguyên bị tù xa nhà, nghèo khổ, lại bị mua hàng hoá và thực phẩm ở căng tin trại giam đắt hơn giá ngoài thị trường, lòng trắc ẩn lại bùng lên, anh lại giúp bà con đấu tranh. Thế là, không chỉ bị cấm cố, anh còn bị cùm kẹp vô cùng đau đớn.

Anh từng run lên căm giận, không phải xuất phát từ mình mà vì những đớn đau của người khác: “Ai cũng biết đồng bào mình còn đói nghèo khổ hạnh mà không dám nói ra, biết xã hội dầy rẫy những bất công mà không dám lên tiếng. Kẻ thì im lặng thu mình trong an phận thủ thường lấy phương châm sống là “im lặng là vàng”. Những kẻ có quyền lực và địa vị thống trị thì thoả sức vơ vét làm giầu cho gia đình mình, cho chính mình với biết bao đặc quyền đặc lợi béo bở và lại còn thoả sức thoá mạ những người khác chỉ vì họ sống có lương tâm và dám nói những điều không ai dám nói. Kẻ thì nhắm mắt làm ngơ, bàng quan và lãnh đạm với nửi đau của nhân dân, của đất nước và những điều đó đã quá nhàm chán và kéo dài triền miên suốt mấy thập kỷ qua, đã trở thành chuyện thường ngày, thường tình. Hệ quả là làm cho mọi người chỉ là tồn tại ngắc ngoải trở nên chai lỳ và vô cảm trước nửi thống khổ của đồng bào và đồng loại mình”.

Mửi tối anh nằm, mửi miếng anh ăn, anh tự dằn vặt mình: “Đúng là có ai đã nói với tôi: “Cậụ là một thằng hèn, cậu biết tất cả những điều cay đắng đó của dân và đất nước, sao cậu không dũng cảm phát biểu công khai những chính kiến đó đi, mà cứ âm thầm đau đớn chết dần chết mòn làm gì ! ”.

Năm 1996, anh đã đến tôi. Tôi biết anh sớm hơn biết Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn … Trước khi đến với tôi anh đã từng đến với Hoàng Minh Chính, Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc … Ngay những lần đến với tôi đầu tiên, anh đã bàn kế hoạch vận động và tạo điều kiện đưa Hà Sỹ Phu và Bùi Minh Quốc ra sống ở Hà Nội. Anh nói anh sẵn sàng giành căn nhà cấp bốn ở bãi Phúc Xá cho các anh Đà Lạt ở tạm cho đến khi các anh tự giải quyết được chử ở.

Anh có tấm lòng cộng sản (theo cái nghĩa thánh thiện mà ta từng ngưỡng vọng và lầm tưởng về nó) và trái tim người lính chân chính. Anh coi Trần Độ – người tướng lĩnh chỉ huy mặt trận của anh ngày nào – như thần tượng. Anh viết chưa nhiều nhưng trong số đã có hàng loạt bài về Trần Độ: “Những tấm lòng với đất nước và cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp diễn” (viết đầu tháng 3 năm 1998, ký tên Trần Nguyễn Chí Việt), “Trần Độ – Tiếng nói của ông, và cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp diễn” (viết ngày 21 tháng 4 năm 2001, ký tên Trần Minh Tâm). “Ông Trần Độ và những đòi hỏi dân chủ”, “Mấy cảm nghĩ nhân đọc bài “ Tìm mộ chị tôi” của tướng Trần Độ”, “Lời giới thiệu bài “Lại Thư ngỏ 2001” của cựu tướng Trần Độ”…

Anh cổ suý: “Tên tuổi Trần Độ là ngọn hải đăng chiếu sáng trong đêm đen áp bức và bất công, thức tỉnh hàng ngàn, hàng vạn thanh niên, trí thức và những người dân thường khác, đang âm thầm lặng lẽ góp sức mình vào cuộc tranh đấu vẻ vang vì một Việt Nam mới dân chủ và tự do đích thực. Tiếng nói của ông vang lên ngay trong lòng đất nước, đang là niềm day dứt, trăn trở khôn nguôi đối với hàng ngàn cán bộ lão thành cũng đã hy sinh cống hiến cả đời mình cho đất nước, để tỉnh táo và bình tâm nhìn lại chặng đường quá khứ đã đi qua”.

Anh cảm thông: “Những trang viết của ông nhoè lệ xót xa. Ông đau thực sự nửi đau của đất nước. Đau nửi đau của tất cả những người dân đất Việt có luơng tri và tình yêu nồng nàn với tổ quốc”.

Anh tụng ca vị tướng anh hùng của mình: “Oanh liệt thay ! Tiếng nói của ông hôm nay đã đi vào huyền thoại và tâm khảm của hàng triệu triệu người dân Việt Nam và đã trở thành bất tử”. “Đối với dân tộc ta hôm nay và mai sau, tên tuổi Trần Độ đã đi vào lịch sử vẻ vang và sẽ lưu danh thơm muôn thuở”.

Anh nói về Trần Độ như để tự khẳng định mình: “Với ông, Tổ quốc và dân tộc luôn luôn là nửi niềm trăn trở, suy tư và cũng là nửi đau khắc khoải khôn nguôi trong lòng. Ông đặt tổ quốc và nhân dân cao hơn hết thảy, hơn cả tính mạng và chính bản thân cuộc sống của bản thân mình. Vì những phát biểu công khai đòi dân chủ tự do dân quyền và nhân quyền, ông liên tiếp bị những hoạn nạn tai ương do chính cái Nhà nước, cái chế độ mà ông góp một phần xây dựng nên và đã cống hiến cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời của mình giáng xuống”. “Đe doạ và khủng bố, mua chuộc và lung lạc, bôi nhọ và xuyên tạc đều không khuất phục được tiếng nói và làm sờn tấm lòng của ông với đất nước. Mọi thủ đoạn đê hèn và dơ bẩn đều trở nên vô nghĩa, ông vẫn ngẩng cao đầu với khí phách của một nhân cách lớn và một lương tri lớn”.

Anh xót xa nhìn nhận: “Cuộc đời của các bậc tiền bối cộng sản và gia đình họ như những Trần Đô, Nguyễn Hộ, Nguyễn văn Trấn, Vũ Đình Huỳnh, Bùi Công trừng, Dương Bạch Mai, La văn Lâm, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hữu Đang … không chỉ là bi kịch của riêng bản thân các vị công thần góp phần tạo dựng ra chế độ Cộng sản này, mà còn là bi kịch của cả một dân tộc đầy đau thương, uất hận và chia rẽ. Nguồn gốc sâu xa chính là chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết cộng sản đấu tranh giai cấp dày xéo đất nước khốn khổ này hơn 70 năm qua. Cuộc cách mạng đã bị phản bội, mục tiêu của cuộc tranh đấu đã bị dánh tráo, lòng yêu nước của nhân dân đã bị lợi dụng và tha hoá vào việc xây dựng mô hình một nhà nước không tưởng, ngông cuồng và dồ dại”.

Anh tố cáo: “Tất cả mọi người Việt, dù là ai, làm gì, ở đâu đang sống trên dải đất chữ S này đều canh cánh một nửi khiếp sợ và hãi hùng trước một nhà nước được bảo vệ bằng một bộ máy khủng bố gồm đủ các binh chủng đông tới hai, ba triệu người và trang bị vũ khí đến tận răng. Nào là công an, cảnh sát, mật vụ, quân đội, nhân viên Tổng cục 2, nhân viên Cục Bảo vệ chính trị Đảng, tầng tầng lớp lớp các quan chức ngành văn hoá tư tưởng… Bên cạnh các cử máy ấy là hệ thống nhà tù trùng trùng điệp điệp suốt từ Nam chí Bắc; là một bộ máy tuyên truyền sống sượng, nào là đài phát thanh –truyền hình từ trung ương đến tỉnh, huyện, phường, xã và trên 600 tờ báo đủ loại để phục vụ cho một hệ thống toàn trị, độc đoán của nhà nước ấy”.

Anh đòi hỏi: “Nếu tất cả mọi người đều nói lên sự thật để cùng nhau suy ngẫm cái xã hội mà ta đang sống, kể cả quá khứ đã qua và tương lai sắp tới, thoát xác vươn lên thành người có nhân cách, có phẩm chất con người thì hẳn là sẽ tốt hơn. Chứ cứ như hiện nay ngày ngaỳ nhìn thấy cuộc đời bao nhiêu tệ hại, bất công, vô lương, vô luân, giả dối chồng chất đầy rẫy thì không hèn là sao ?”.

Anh trăn trở xót xa cùng cái số phận hẩm hiu phi lý của dân tộc mình: “Nhìn sang các nước xung quanh, từ láng giềng như Thái Lan, Philippin, Cămpuchia và xa xôi hơn nữa là mấy nước lạc hậu ở Châu Phi, họ có một nền văn hiến không lâu đời bằng ta, dân trí còn có nhièu điểm kém ta mà cuộc sống của họ, xã hội của họ đâu có khốn nạn như xã hội ta hiện giờ ? Tôi càng thấy đau đớn và tủi nhục, hổ thẹn làm thằng dân Việt Nam, thằng người Việt Nam”

Cho nên, cùng với Trần Độ, anh kêu gọi: “Đảng Cộng sản Việt Nam phải mạnh dạn đổi mới hơn nữa, phải dân chủ hoá toàn diện đời sống chính trị-kinh tế-xã hội-văn hoá nước nhà. Phải đánh giá và nhìn nhận lại những sai lầm, hoặc tội lửi của Đảng trong quá khứ để lột xác hoá thân thành một lực lượng chính trị tiến bộ theo kịp đà của xu thế thời đại. Thậm chí, nếu cần thiết phải đoạn tuyệt vĩnh viễn với cái gọi là con đường xây dựng “xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã lựa chọn” để xây dựng một xã hội mới phú cường và dân chủ, tiến bộ”

Anh khẳng định: “Lịch sử phát triển của loài người cho thấy tất cả những chế độ độc đoán, chuyên chế dù tàn bạo đến bao nhiêu, dù núp dưới hình thức nào, dù là độc tài tôn giáo thần quyền, dù là độc tài tư bản đế quốc; dù là độc tài gia đình trị; dù là độc tài phong kiến hủ lậu; dù là độc tài phát xít quân phiệt; dù là độc tài cộng sản toàn trị Mac-xit, đã, đang, và sẽ bị lịch sử đào thải và nhân dân chính các nước đó đào huyệt chôn vùi.

Napoleon, kẻ ngạo mạn từng đánh đông dẹp bắc vang bóng một thời có thốt ra câu nói rất đau xót: “Người ta có thể làm được nhiều việc nhờ lưỡi lê, nhưng người ta không thể ngồi lâu trên đống lưỡi lê”.

Câu thơ Nguyễn Ái Quốc từng ngân vang từ ngục tối: “Thân thể ở trong lao. Tinh thần ở ngoài lao". Đến nay, ta cũng nghe rầm rì đâu đó từ triệu triệu thanh niên Việt Nam lời tuyên của Nguyễn Khắc Toàn “Tự do dân chủ sẽ đến với đất nước Việt Nam, sẽ đến với dân tộc ta sau bao nhiêu năm lầm than, cay đắng, chia rẽ và hận thù. Con đường đến với tự do thực sự sẽ không còn xa nữa, cho dù còn lắm thử thách và gian nguy, đòi hỏi ở mửi người Việt Nam yêu nước dù ở phương trời nào, thêm nhiều nử lực đóng góp vào sự nghiệp chung thiêng liêng đó”.

Hà Nội 9 tháng 5 năm 2005
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Khu tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn- Từ Liêm- Hà Nội
Điện thoại: 5 534370
--------------------------------------------------------------------------------
(*): Phiên toà sơ thẩm ngày 20/12/2002 tuyên án Nguyễn Khắc Toàn 12 năm tù giam và 3 năm quản chế. Sau đó, tại phiên toàn phúc thẩm, ngày 1/4/2003 Hà Nội tuyên án 12 năm tù giam và 4 năm quản chế.