ĐỌC THƠ NGUYỄN THANH GIANG

(Đôi điều cảm nhận)

------

Kính gửi : Ts Nguyễn Thanh Giang,

NK tôi biết tiếng Ts là một "Nhà Dân Chủ"...chứ chưa biết đó là một Nhà thơ đích thực - mấy hôm trước đọc bài của Nhà thơ Thanh Thảo đáng tin cậy trên @ nên tuy tuổi cao, sức yếu, không ngại rét 10độC NK tôi vẫn xin phép "bà xã"  đi xe ôm lên phố Nguyễn Xí để mua bằng được tập thơ "Những mẩu quặng dọc đường" của Nhà địa chất hoc đáng kính.

 Tập thơ 191 trang, khổ 13x20,5 có  84 bài thơ, phần lớn là viết theo lối thông thường (như phần lớn các Nhà thơ "Mậu dịch Quốc doanh " lâu nay vẫn sáng tác, ngự trị trên thi đàn từ 1945 đến giờ )...Tuy nhiên , theo thiển ý của NK thì trong đó có 2 bài đáng chú ý (đáng đọc) viết theo kiểu ý tại ngôn ngoại (ẩn dụ  -kiểu thơ Phùng Cung- tác giả "Con ngựa già của Chúa Trịnh" nổi tiếng để đời ?). Cụ thể là :

  Trong số  23 bài thơ 4 câu "Nhớ..."  thì 22 bài là nhớ các  Nhà thơ đã  chết, riêng có 1 bài là Nhớ người nổi tiếng đang sống ở Huế, đó là :

 

     NHỚ NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Ngày A kay ngủ trên lưng mẹ

Nghe nương đồi đều êm ái tiếng ru

Khi A kay đứng trên lưng mẹ

Thấy xóm thôn rờn rợn bóng thù.

                     *

Trước hết xin đọc lại bài số 38 "Chân dung nhà văn" của Xuân Sách :

để biết Nguyễn Khoa Điềm khi Akay còn ngủ trên lưng mẹ là ai :

    Một mặt đường khát vọng

    Cuộc chiến tranh đi qua

    Rồi trở lại ngôi nhà

    Đốt lên ngọn lửa ấm

    Ngủ ngoan A kai ơi

    Ngủ ngoan A Kai ời...

Còn bây giờ "A kay " đã lớn (trưởng thành ( thành ộng nọ  bà kia ? ) thì A kay lại   "đứng trên lưng mẹ"...cả quê hương (mẹ quê hương) thấy "rờn rợn bóng thù"...đây là một lối "thơ phúng dụ" như Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị xưa...càng đọc càng thấy cái đau đời, NK xin chép tặng Ts Nguyễn Thanh Giang một bài thơ 4 câu gọi là một chút chia sẻ :

         NHỚ LỖ TẤN

  Qua làng chẳng thấy AQ

Nhà cao cửa rộng liền kề tương thân 

  Rượu quê một chén Thiệu Hưng

Ai SAY THỜI CUỘC mà không Chí Phèo ?

           Chiết Giang -TQ 18-6-2006

              Nguyễn Khôi

                      *

Bài thứ 2 đáng đọc là bài :

     THƠ VIẾT TRONG MỘ

    Nước mắt trào giữa đêm

    Tưởng sắp tràn đáy mộ

    Nghe chồi non cựa mình

    Muốn góp nhành hoa nhỏ.

 Bài thơ Thi sĩ dùng cái phi lý để nói nên cái có lý, dùng cái ảo để tả cái thực : sống sờ sờ ra đây , mà cứ như đã chết (đang ở dưới mộ) hoặc coi như là bị chôn sống còn chưa chết để rồi nỗi uất ức "nước mắt trào giữa đêm" (dưới mộ thật hay mộ giả tưởng thì làm gị có đèn mà chả là giữa đêm) ?  Thi sĩ Phùng Cung  xưa kia cũng chỉ là "xem đêm" : "Tội nghiệp nhà thơ/hợm mình/lầm lạc/Bởi không biết sống/nên không biết chết/Nửa thế kỷ/ Bị lưu dày/ Trong cõi tung hô".

  Chao ôi, thơ Nguyễn Thanh Giang là tiếng nấc con tim bị dìm trong bể khổ. chữ nghĩa tuy vẫn chỉ là những ngôn từ thông thường (không có cách tân -hậu hiện đại gì cả ?) nhưng đọc lên nó là những mũi tên bắn đúng trái tim người. rất nhân bản và rất "báo động" ,để ai đó có tâm hồn nhậy cảm bật đúng "kênh" thông tin thì sẽ "giải mã" cái nội tâm "Ý tại ngôn ngoại", tìm thấy trong những mẩu quặng doc đường (Thơ) những thông điệp nóng bỏng mà Nhà thơ đã gửi gắm ? !

       NK tôi đôi điều cảm nhận rất cá nhân (thiển nghĩ) có điều gì bất xin được lượng thứ.

          Góc thành nam Hà Nội 25-12-2013

                Nguyễn Khôi (Khôi Đình Bảng)

        E-mail <khoidinhbang@gmail.com>