Một vài cảm nhận khi đọc

“Tự truyện” của Bác Thanh Giang

Nguyễn Anh Pháp

 

Có một câu Kiều:

“Bể trần chìm nổi thuyền quyên

Hữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời”

Sửa đi một chữ

“Bất tài thương nỗi vô duyên lạ đời”

Tự vận vào mình, tôi thấy nó mới đúng làm sao.

Nhưng không biết cơ duyên nào đưa tôi đến với văn thơ của Nguyễn Thanh Giang!

Phải chăng là bởi tình Người của Bác. Trước đây tôi đã từng tìm hiểu về những tình cảm của Bác: Bác Giang yêu nhiều, yêu rộng, từ tình cảm yêu mình yêu nghề, yêu người trở nên là tình yêu quê hương, đất nước.

Thế rồi, tôi lại sợ bóng sợ gió, chỉ nói sơ về cái tình yêu nghề của Bác, cùng chưa thấy hoặc chưa nói hết, cái tình yêu nghề cao quý làm vui bao tấm lòng người, còn làm giàu thêm đất nước, làm tự hào thêm bao tấm lòng người.

Tập sách “Tự truyện” của Bác (Thanh Giang) đã khiến tôi hết sợ, đã dám nói to trước thanh thiên bạch nhật: Bác Thanh Giang yêu nhiều lắm, yêu sâu sa lắm đối với con người, đối với quê hương đất nước.

Tình yêu ấy nhờ Đức Chúa trời đã ban cho Bác, đã thấm vào Bác từ tuổi ấu thơ. Một tuổi đầu, được sống với ông bà, thụ hưởng tình cảm sâu nặng nghiệt ngã của ông bà (bị ông dọa: “Ông đánh đứt cổ” “Tôi không bị đau nhưng sợ nên cái cổ cứ rụt lại, cứng đơ ra, khó chịu lắm”)

Ở cái thời ấy cuộc sống còn nhiều đói kém, số người biết có ông bà là còn rất ít, Bác Thanh Giang bị/ được làm cháu mãi tuổi ba mươi.

Bác Thanh Giang cũng là người được có nhiều bố mẹ, cộng cả của Bác Thanh Giang gái có đến bảy người, âu cùng nhờ cái tình của Bác.

“Bố tôi trăng hoa, đa tình nhưng sao mẹ tôi vẫn thiết tha, tình sâu nghĩa nặng”. Một câu hỏi mang theo bao nhiêu thế thái nhân tình.

Đối với các mẹ, ngay cả với người mẹ ghẻ khắc nghiệt nhất, đọc lời kể của Bác (Thanh Giang): “Tôi làm lễ cưới vong cho má tôi lên chùa Bà Ngô (ở phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội). Lễ cưới vong tổ chức trang trọng, có họ hàng bè bạn của tôi. Ở Hà Nội, có cả một số nhà dân chủ ở Hải Phòng, Bắc Giang”, “Tôi có dịp thắp hương trên mộ Má tôi trong một buổi trời mưa tầm tã tại nghĩa trang Marylant Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” sao cứ thấy trong mắt cay cay.

Kém cụ thâm sinh hai tiếng “trăng hoa” Bác Thanh Giang đã được trời/ người tặng cho món quà cao quý, với vốn ngôn ngữ của tôi, tôi không biết gọi “Nó” là gì nhưng gọi là “Thiên diễm tình” như Bác Thanh Giang tôi nghĩ là chưa đủ.

Ngày xưa người ta hay gọi là duyên trời định, biểu tượng là “lá thắm chỉ hồng”.

Nàng rằng hồng điệp xích thằng

Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri”

Dầu gì cái “Thiên diễm tình” ấy chưa dễ mấy ai có được.

“Thiên diễm tình” của Bác với em Thiếu nhi Tháng Tám nẩy mầm từ tuổi ấu thơ.

Gặp lại nhau oqr trường Đại học cô gái đã ghi vào Nhật ký những dòng hoài niệm nên thơ: “Những đêm vui chơi của thời thơ ấu cứ như thế trôi đi và giữ lại trong lòng những (một) người có mặt một kỷ niệm khó (không) phai mờ, kỷ niệm đó lại ăn sâu hơn nữa trong tâm trí cô gái nhỏ kia vì cô là người duy nhất được anh phụ trách chiều chuộng” Rồi đến “cuộc gặp lịch sử”

“Người quốc sắc, kẻ thiên tài

Tình trong như đã mặt ngoài còn e” (Truyện Kiều)

Cho đến lúc tuổi đã sắp già

“Tám mươi rồi, anh vẫn còn thèm lắm

Vị ngọt em tê lịm đầu môi”

Rồi đến lời cầu nguyện đầy tính ích kỷ:

“Tôi cầu trời khấn phật để Tuyết Mai sống lâu hơn tôi vì thiếu Tuyết Mai tôi không biết sẽ sống thế nào”

Ôi cái dòng nước trong xanh kia, luôn long lanh dưới ánh mặt trời mà sao không soi mình với người thi sỹ luôn ở bên cạnh mình kia

“Nghĩ mĩnh trải lắm thương đau

Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình” (Hồ Dếnh)

Với những ngày:

“Chủ nhật cửa nhà bừa bộn cháu con”

Thật là:

“Còn nhiều hưởng thụ về lâu

Duyên xưa tròn trặn, phúc sau dồi dào” (Truyện Kiều)

Tôi cứ suy luận một cách võ đoán rằng 81,5% những gì mà Bác Thanh Giang có (đạt) được là nhờ cái “khối diễm tình” này.

Trong cuộc đời tình cảm của Bác Thanh Giang, tình cảm thầy trò chiếm dụng một phần rất lớn.

Khi làm thấy thì:

“Tôi sống mô phạm”, “Tận tình tận nghĩa với học sinh”.

Vì thế mà sau cả quãng đời mười mấy năm gió bụi (lửa khói) thầy vẫn còn nhận được lời mời:

“Thầy gắng về thăm quê một vài hôm thầy nhé”.

Đặc biệt đối với các Thầy (Bác Giang Thanh đi học nhiều hơn đi dạy) Bác Thanh Giang đã giữ được một quan hệ đầy đặn thủy chung.

Mãi tận lúc đã quá tuổi trưởng thành một số Thầy vẫn tràn tình thân ái mời khi thư từ gặp gỡ vẫn có những giáo lý day bảo ân cần. Tôi (kẻ đang đọc những dòng này) cũng là người đã quá tuổi còn trẻ không được học hỏi các thầy, cũng không có quan hệ gần gũi nên hiểu biểu rất ít về các thầy với tình ham học bắt chước của Bác Thanh Giang, tôi cũng có ít nhiều suy nghĩ xin trình bày hy vọng được mọi người giảng giải thêm cho (tôi)

Tôi đọc nhiều lần thư của các thầy Đinh Xuân Lâm và Vũ Ngọc Khánh.

Các thầy đều có chung một điểm là đánh giá rất tốt về Bác Thanh Giang và đều khuyên Bác nói sao cho trúng Thầy Đinh Xuân Lâm viết:

“Có vấn đề anh đặt ra khá trúng”

Thầy Vũ Ngọc Khánh “sau hơn một lần suy nghĩ” thì phê là:

“Anh đã đúng mà không trúng”

Sau nhiều đêm suy nghĩ tôi hiểu ý cái thầy nói trúng là làm thế nào để lọt vào tai “đấng bề trên”.

Ôi! Cái tai của đấng độc tài nó mới khó lọt làm sao

Thời Trung Quốc cổ đại để khuyên được ngài Tần Vương Doanh Chính là ngài hãy đối xử tốt với mẹ ngài để làm gương cho thiên hạ các bậc đại thần trung nghĩa phải cần đến 27 cái thây chết chém xếp chật cửa cung, đến cái thây 28 đầy mưu mẹo câu nói ấy mới lọt được vào tai của đấng quân vương.

Lịch sử nước ta cũng từng ghi lại thời Hậu Lê, Nguyễn Trãi cũng đành phải

“Giữ bao nhiêu bụi Bực lầm

Xắn tay áo đến tùng lâm” (Văn nôm Nguyễn Trãi)

Thời phong kiến Tự Đức, các cụ Nguyễn Trường Tộ, Cao bá Quát cũng đành phải chịu bó tay

Thời thánh thần của chúng ta các đấng bề trên lại có rất nhiều, bề trên tập thể (lời ông Nguyễn Văn An) ngay ở cấp tôi cao đã có đến mấy chục cái tai rồi. Với chỉ một câu, lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản sai rồi, trước Bác Thanh Giang đã có nhiều học giả như Trần Đức Thảo, như Hà sĩ Phu, Lê Hồng Hà liều mình phát biểu rồi đến cuối thế kỷ trước, hơn một tỷ người từ Liên Xô cũ đến Đông Âu, Bắc Âu đã khẳng định bằng hành động thực tế thế mà ở nước ta đã có đôi tai nào ve vẩy gì đâu.

Đọc lại lời dạy của thầy Vũ Ngọc Khánh thầy có cụm từ “folklore”. Văn hóa bản địa “văn hóa dân gian” Tôi lại nhớ câu thành ngữ dân gian: “Đàn gảy tai trâu”. Ôi cái phận của bề tôi sao khó lắm thay, sao thực khốn khổ lắm thay

Ngày cha tôi còn sống thường hay nhắc tôi một lời cảnh báo:

“Thái quá bất cập”

(Đại ý là cái gì quá thì cũng không hay như ăn nhiều quá cũng hại sức khỏe, uống nhiều quá thì mất ngủ đêm; yêu nhiều quá thì lại phải mang hai chữ “trăng hoa”)

Cái thái quá của Bác Thanh Giang là cái tình yêu người, tin người, hy vọng nhiều ở con người.

Cái thái quá của tôi thì lại ngược lại. Tôi tạm so sánh (tất nhiên là bị khập khiễng). Ví như nói về lòng yêu nước, Bác Thanh Giang có thể tràn đầy ba cốc, còn tôi thì có lẽ một cốc chưa đầy (Tức là lòng yêu nước của Bác Thanh Giang lớn hơn của tôi rất nhièu). Thế mà với một số người mà như nghệ sĩ Kim Chi xếp vào loại làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân, không thèm nhìn đến một chữ kí của họ, thế mà Bác Thanh Giang vẫn cố gắng gạn đục khơi trong, vẫn hi vọng không có chó bắt mèo, vẫn cầu mong cho họ trở thành người tốt, còn tôi thì cứ thấy mặt họ (chủ yếu trên ti vi) tôi không chịu đựng nổi.

Gần đây đọc trang Facebook của cô Phương Bích học được kinh nghiệm của anh hàng xóm nhà cô ấy (ở đầu phố Dịch Vọng hậu quận Cầu Giấy) cũng cứ phải thủ sẵn cuộn băng dính bên mình, mỗi khi thấy cái bản mặt họ là phải dán miệng mình lại. Bởi vì mang tiếng cục cằn thô lỗ thì cũng không hay.

Hy vọng được gần Bác Thanh Giang nhiều hơn để học tập bác một phần cái thái quá là có khi như thế lại vừa.

Xin chào Bác Thanh Giang

Dòng sông yêu quý của bao người.

 

                                                                                             Hà Nội ngày 11.8.015