Đảng Cộng sản Việt Nam bị chính giới cách mạng kỳ cựu tố cáo là ''mềm yếu'' trước Trung Quốc

Ngày mồng 3 tháng 2 vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 80 năm ngày thành lập. Nhân dịp này, hãng tin AFP đã tìm hiểu tâm trạng của một số nhân vật cách mạng kỳ cựu. Họ cảm thấy chua xót và bất bình trước thái độ "mềm yếu" của giới lãnh đạo Việt Nam đối với Trung Quốc.

Theo AFP, nhận định của nhiều người đối với Đảng Cộng sản vào lúc này, thật rõ ràng : họ rất chua xót trước tình hình tham nhũng và lên án giới lãnh đạo làm nhơ nền độc lập vốn đã phải khó khăn lắm mới giành được. Một trong những nguyên nhân chính khiến những chiến sĩ cách mạng lão thành này bất bình là thái độ bị đánh giá là quá mềm yếu của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay đối với Trung Quốc.

Người đầu tiên được AFP trích dẫn là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, sinh năm 1916, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến năm 1989, hiện vẫn còn sinh hoạt đảng. Trả lời AFP ông nói : ''Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có khoảng ba triệu đảng viên, nhưng họ không còn sức mạnh, uy lực và lòng tin như trong quá khứ''.
Thái độ qua mềm mỏng trước chính quyền Trung Quốc

Theo ông Vĩnh, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng Cộng sản không có bao nhiêu người nhưng đã đủ sức lãnh đạo cuộc nổi dậy và giành lại được độc lập. Cùng với một số người khác, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng người dân đã mất đi nhiều sự tin tưởng đối với Đảng vì cho rằng giới lãnh đạo hiện nay quá mềm mỏng trước Bắc Kinh.

Hãng tin Pháp đã nhắc lại sự kiện chính quyền Việt Nam đã làm dấy lên cả một phong trào phản đối trong dư luận vào năm ngoái khi cho một công ty Trung Quốc khai thác mỏ bauxite trên Tây Nguyên. Rất nhiều người, thuộc mọi giới, đã cho rằng tác hại môi trường và xã hội vượt xa các lợi ích về kinh tế. Các hiểm họa về an ninh quốc gia đối với Việt Nam cũng được nêu bật.

Theo AFP, nhân vật nổi bật nhất trong phong trào chống khai thác bauxite là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã giúp Việt Nam chiến thắng Pháp trong trận Điện Biên Phủ vào năm 1954.

Bên cạnh vấn đề khai thác bauxite, công luận Việt Nam, chủ yếu là trên mạng internet, cũng đã phê phán điều được một số người cho là phản ứng yếu ớt của chính quyền Việt Nam trước các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại hai vùng Hoàng Sa và Trường Sa.

Giới lãnh đạo Việt Nam tấn công vào những tiếng nói tố cáo Trung Quốc

Giới ly khai trong nước và ngoài nước, như đại tá Bùi Tín, đang sống lưu vong ở Paris, đã chỉ trích thái độ mà ông cho là ''mập mờ'' của giới lãnh đạo Việt Nam trên vấn đề Trung Quốc. Theo ông, trước đây đảng Cộng sản đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc đòi độc lập, nhất là từ tay chế độ thực dân Pháp. Thế nhưng ngày nay, giới lãnh đạo lại tấn công vào những trí thức lên tiếng tố cáo các mối đe dọa đến từ Trung Quốc đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Còn ở trong nước, nhà địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, nay đã về hưu, cũng cho rằng các lãnh đạo Việt Nam có dấu hiệu sẵn sàng hy sinh dân tộc và đất nước để nhận sự trợ giúp của Trung Quốc nhằm duy trì quyền lực độc tôn.

AFP đã nhắc lại một loạt những vụ xử diễn ra trong thời gian gần đây nhắm vào một số nhà ly khai bị buộc tội có hành động chống chính quyền trong đó có việc treo biểu ngữ đòi dân chủ. Các khẩu hiệu này còn gợi đến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với Bắc Kinh.

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã lên tiếng khẳng định rằng Đảng sẽ ngăn chặn không cho các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ và nhân quyền phá hoại cách mạng của dân tộc.

Thế nhưng, theo hãng AFP, những người phê phán hiện nay đã cho rằng chính các lãnh đạo Việt Nam là tác nhân bóp méo di sản của cách mạng khi sử dụng quyền lực phục vụ lợi ích cá nhân và làm tổn thương nền độc lập của đất nước bằng việc kết thân với Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

ÔNG TRỌNG CẦN PHẢI ĐI MỸ

 

Qua lời ngỏ của ngoại trưởng John Kerry, chính phủ Mỹ đã mời ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ. Có lẽ hàng loạt hoạt động ngoại giao, kể cả chuyến thăm Hoa Kỳ của đại tướng Trần Đại Quang, bộ trưởng Công an Việt Nam, đang tích cực dọn đường cho chuyến đi này. Tuy nhiên, tin cho hay, cho đến giờ, Tổng thống Barack Obama không định tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng. Không biết rồi ông Nguyễn Phú Trọng có sẽ đến Hoa Kỳ, đến thì ông sẽ làm gi? Xin nêu mấy suy nghĩ về chuyện này:

 

Về phía tổng thống Barack Obama, ai cũng biết đây là lời mời bất đắc dĩ. Ngoài cái tội vi phạm nhân quyền, chà đạp dân chủ, ông Nguyễn Phú Trọng không có tư cách gì để được tổng thống Hoa Kỳ mời mọc, tiếp đón cả. Thực tế cho thấy, các Tổng thống Mỹ không kênh kiệu, không xem thường nhược tiểu như bọn Đại Hán. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Trương Tấn Sang, thủ tướng Phan Văn Khải đã từng được tiếp trong Phòng Bầu Dục. Tiếp đón một khách mời của chính phủ theo nghi thức nào là vấn đề quy định lễ nghi của nhà nước Hoa Kỳ. Tuy nhiên chúng tôi mong rằng, vì quyền lợi của nhân dân Việt Nam cũng như vì lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, Tổng thống hãy nhân nhượng đến mức tối đa để chuyến viếng thăm vẫn được diễn ra suôn sẻ. Hạ mình xuống để chièu chuộng đối phương trong trường hợp này sẽ được xem là sự hy sinh của Tổng thống. Hy sinh vì quyền lợi của nhân dân Việt Nam và vì lợi ích quốc gia Hoa Kỳ. Sẽ không vì thế mà tầm mức của Tổng thống bị hạ thấp trước một đối tượng chẳng đáng gì. Dẫu sao, chắc Tổng thống cũng nhận thức được rằng đàng sau cái hình nhân ấy là một dân tộc rất đáng ngưỡng mộ, rất đáng tôn kính, như bất cứ dân tộc nào trên thế giới.

 

Về phía ông Nguyễn Phú Trọng. Ông nên tỉnh táo để tự đánh giá mình. Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 10 của ĐCSVN vừa qua đã xếp ông ở hàng thứ 8. Tại đây, người bỏ phiếu phần nhiều trực tiếp chiụ ơn mưa móc của ông và mong còn được ông tiếp tục tiến cử trong Đại hội XII sắp tới. Nếu đưa ông ra cho quảng đại nhân dân bỏ phiếu thì chắc kết quả thảm hại hơn nhiều. Không ai thành kiến, tư thù gì ông. Người ta đánh giá ông qua lời nói, qua hành động cụ thể của ông. Ông sợ Trung Quốc hay cá nhân ông chịu ơn mưa móc sâu nặng của họ mà ông luôn luôn lấp liếm bao che cho họ. Khi họ đã thành lập thành phố Tam Sa trên hầu hết Biển Đông của ta, cắt cáp thăm dò dầu khí của ta, bắn giết ngư phủ của ta …, Quốc hôi đòi được nghe báo cáo tình hình Biển Đông, ông gạt đi không cho ai được nói, được nghe. Dàn khoan HD 981 ngang nhiên kéo đến chọc vào lãnh hải của ta lúc ông đang chủ trì Hội nghị Trung ương nhưng ông lờ đi không thông báo, cũng không tỏ thái độ gì. Sao lại vô cảm, vô trách nhiệm đến thế được!   

 

 

Ông giành lấy quyền chỉ huy chống tham những từ tay thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để rồi không làm được gì nên hồn mà còn bao biện cho tham nhũng. Ông thanh minh: Đường Tăng đi thỉnh kinh còn phải hối lộ. Ông dọa: đánh chuột sẽ vỡ bình.

 

Mang danh giáo sư-tiến sỹ nhưng ông không biểu lộ được trình độ tương đương. Đăng đàn ở đâu, buông tờ giấy ra là ông ăn nói rất chuệnh choạng. Ngay các văn bản soạn sẵn của ông đọc lên không những không có hồn, không có bóng dáng thực tế mà chỉ trình bầy những kiến thức chính trị Mác-Lê-Mao sơ cứng, cũ mèm như trong giáo khoa Trung học Phổ thông. Vậy mà ông dám đem đi thuyết giảng ở Cuba, làm cho tổng thống Brazil Dilma Rousseff - thuộc đảng Công nhân cánh tả thân Cộng sản – mà cũng thấy quá chối tai, vội vàng tuyên bố cắt bỏ lời mời đối với ông. Cán bộ trong Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong lịch sử quan hệ quốc tế, chưa bao giờ Hà Nội bị một vố bất ngờ và mất thể diện đến như vậy! 

 

Ấy thế mà, được Giáo hoàng và một số thủ lãnh EU tiếp vào cuối tháng 1.2013 ông hý hửng khoe khoang kiểu AQ: “Mình phải như thế nào thì người ta mới mời chứ!”. Ông không biết rằng chỉ vì cần hội nhập với cái địa thế chính trị rất đáng quan tâm, cái tiềm năng rất đáng trân trọng của dân tộc Việt Nam, của đất nước Việt Nam mà người ta phải dằn lòng mời một người như ông? 

 

Được Hồ Cẩm Đào cử đặc phái viên sang chúc mừng, ông vênh vang coi như mình là nhất. Ông phỉ báng cả các bậc tiền nhiệm: Chưa bao giờ ngay sau Đại hội, một số đảng anh em như... Đảng Cộng sản Trung Cộng cử đặc phái viên của Tổng bí thư, Chủ tịch nước sang gặp Tổng bí thư ta để trực tiếp chúc mừng thành công của Đại hội”

 

Đến thăm Cuba, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, ông được tiếp đón như người lãnh đạo cao nhất, còn hơn nguyên thủ quốc gia, chủ tịch nước, ông được ở nhà khách nhiều sao nhất, ngồi xe sang nhất với hai hàng môtô hộ tống, được mời duyệt đội quân danh dự, có 21 phát đại bác chào mừng, được mời tiệc quốc yến. Đi đâu ông cũng hý hửng khoe về 21 phát đại bác. Ông có chắc chắn đấy là biểu hiện tôn kính cá nhân ông hay chỉ vì cùng hội cùng thuyền mà người ta muốn tô son trát phấn cho nhau, khích động nhau. Chính vì vậy ông càng mê man lú lẫn đến mức dám ngang nhiên tuyên bố: “Hiến Pháp đứng sau cương lĩnh của Đảng”, “Quốc hội là thể chế hóa các nghị quyết và quyết định của Trung ương và Bộ Chính trị”. Ông có biết như vậy là Đảng trắng trợn ăn cướp quyền dân chủ, quyền con người của cả dân tộc không? Nếu tôi nhớ không nhầm thì chưa Tổng Bí thư nào cuả ĐCSVN lộ liễu, trâng tráo đến vậy.

 

Nghĩ rằng, lịch sứ ĐCSVN rồi sẽ không xếp ông cùng hạng được với, ngay cả các vị ít học như Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu mà may lắm ngang với Nông Đức Mạnh.

 

Cho nên, mong rằng ông đừng đòi hỏi gì nhiều mà bằng mọi giá yết kiến cho được tổng thống Barack Obama càng sớm càng tốt.

 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ghi được dáu ấn nâng tầm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên mức đối tác toàn diện. Lẽ ra trong chuyến đi này ông phải nâng tầm lên được mức đối tác chiến lược. Tuy nhiên, ai cũng biết trông mong ở ông về việc này là chuyện “rau diếp làm đình”. Vấn đề chỉ còn là yêu cầu ông phải ra sức tạo điều kiện cho Việt Nam được gia nhập Hiệp ước Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP ngay trong năm nay.

 

Chỉ e rằng Trung Quốc lại xui khôn xui dại ông như đã xui Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu ngăn trở Phan Văn Khài trì hoãn Việt Nam vào WTO chờ Trung Quốc vào trước!

 

Chỉ vào TPP Việt Nam mới cơ may cứu vãn được nguy cơ sụp đổ kinh tế.

 

Ký được Hiệp uớc Thương mại Việt Mỹ, vào được Tổ chức Mậu dịch Quốc tế WTO, năm 2014 kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Mỹ đã đạt 36,3 tỉ đô la, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 30,6 tỉ đô la, nhập khẩu đạt 5,7 tỉ đô la. Như vậy năm 2014 Việt Nam xuất siêu qua thị trường Mỹ 24,9 tỉ đô la, mức xuất siêu cao nhất từ trước đến nay. Vượt qua nhiều đối thủ trong ASEAN, năm 2014 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu số 1 vào thị trường Mỹ. Nhờ xuất siêu được sang Mỹ cán cân thương mại Việt Nam mới có nguồn bù cho khoản nhập siêu từ Trung Quốc gần 29 tỷ đô la năm 2014.


TPP sẽ là một cơ hội to lớn hơn đối với Việt Nam. Nó dắt dẫn bước tiến hợp lý tiếp theo cho Việt Nam hội nhập sâu thêm vào nền kinh tế toàn cầu. Nhờ các rào cản bị dỡ bỏ, hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao này sẽ mở ra những xa lộ thương mại mới, những cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam. Một khi được làm thành viên của TPP, doanh số xuất khẩu của nước ta sẽ tăng dần lên 2 rồi 3 lần trong 5 -10 năm tới, mức sống của đồng bào ta sẽ bắt kịp Thái lan và kỹ nghệ của ta sẽ có dịp phát triển theo gương của Đài loan và Hàn Quốc.

 

Điều quan trọng là ông Nguyễn Phú Trọng phải tích cực đổi mới tư duy. Thẳng thắn hơn, ông phải cải tạo cái tư duy cũ mèm, sơ cứng, lạc hậu đến mức như là phản động của ông. Phải từ bỏ cái gọi là chủ nghĩa xã hội, từ bỏ tư tưởng thần phục Trung Quốc để chủ động tích cực cầu thân với Hoa Kỳ. Không thể duy trì đường lối đu dây, ngả hẳn theo Hoa Kỳ là yêu cầu cấp bách, là mệnh lệnh khẩn thiết của tình hình thực tế. Ngả hẳn theo Hoa Kỳ không chỉ để có nước giầu, dân mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà còn để bảo toàn được độc lập dân tộc, lãnh thổ, lãnh hải. Không có Hoa Kỳ Việt Nam rất khó đương đầu với ý đồ xâm lăng tàn bạo của Đại Hán.   

Tất nhiên không bao giờ nên chọc giận Trung Quốc. Mềm mỏng, hữu nghị nhưng kiếm chế, thậm chí khuất phục được đối phương là nghệ thuật, là tài năng của người lãnh đạo. Vả chăng, cũng phải có cả cái uy của một người bạn chiến lược như Hoa Kỳ đứng sát một bên thì mới buộc Trung Quốc tự kìm chế bớt cái thói tham lam, ngông cuồng Đại Hán của họ.

 

Cầu thân để thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ không dễ nhưng không phải không làm được ngay trong ngày một ngày hai. Sự trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế và chính trị cùng với nguy cơ khống chế lưu thông trên Biển Đông đang là mối lo ngại của Mỹ. Trong chiến luợc xoay trục an ninh qua Châu Á-Thái Binh Dương, bên cạnh Nhật Bản chắc chắn Hoa Kỳ xem Việt Nam là đối tác quan trọng nhất. Việt Nam không chỉ có quân cảng Cam Ranh mà còn có tiềm năng quân sự yểm tàng từ Bạch Đằng, Đống Đa.

 

Dù còn e ngại những người lãnh đạo, Hoa Kỳ không thể không ngưỡng mộ dân tộc Việt Nam. Hoa Kỳ cần Việt Nam.

 

Nhất là vừa qua tổng thống Obama đã bổ nhiệm một Đại sứ rất tha thiết với Việt Nam, ông Ted Osius mà trong buổi nói chuyện ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mới đây ông đã nhiều lần hứa hẹn “Không có gì là không thể”.

 

Mong ông Trọng sẽ đến Mỹ và sẽ làm được những gì cần thiết nhất có thể.

 

Hà Nội 22 tháng 3 năm 2015

Nguyễn Thanh Giang

Số nhà 5, ngõ 341 đường Trung Văn

Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội

Hotline: 0984 724 165

 

 

 * Kính gởi Bác Thanh Giang

Tôi hy vọng rằng:  Với bài viết nhắn nhủ như rót vào tai Tổng Trọng, rất thẳng thắn, rất chân tình, rất can đảm, rất phù hợp xu thế phát triển của tình hình và rất có trách nhiệm với dân, với nước của Bác Thanh Giang. . .   nếu ông ta còn một chút xíu tính " người " trong con người ông ta thì  tôi tin ông ta sẽ  phải tìm cách làm theo lời nhắn nhủ của Bác Thanh Giang. Chỉ khi nào ông ta không còn một tí xíu tính "người" nào thì  chúng ta và nhân dân  ta  mới đành phải tự lo cứu nước. Cảm ơn Bác,             Kính Kha Lương Ngãi 

            * Ở một tư thế cao của sự hiểu biết, sắc sảo, lịch lãm, nhạy bén, bài viết là lời dạy bảo và đòi hỏi với kẻ có quyền nhưng không có trí. Bài viết là tiếng nói, là đòi hỏi của thời đại, của nhân dân Việt Nam với người nắm vận mệnh đất nước Việt Nam hôm nay. Em cảm ơn anh về bài viết rất hay, kịp thời và cần thiết này.                    Kính. Phạm Đình Trọng

          * Một bài tổng kết rất đầy đủ về con người NPT. Tôi nghĩ bác Giang khuyên là khuyên vậy thôi chứ ông lú này không thể khôn hơn mà hiểu được. Chưa thấy một động thái nào của lú tỏ ra tốt hơn.     Tô Lê Sơn

      25/03/2015 at 11:34  -  tonydo says:

 

Đọc những lời dạy bảo đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong của nhà Vật lý học nổi tiếng Nguyễn Thanh Giang mà em… hết hồn…..

 

Nước ta có người tài đến như thế, mà sao cái đảng Cộng Sản thổ tả lại chọn đồng chí “Trong Lú” đi “chầu” Mỹ Quốc ?

 

Thầy Giang dặn Tổng Trọng: “Việt Nam không chỉ có quân cảng Cam Ranh mà còn có tiềm năng quân sự yểm tàng từ Bạch Đằng, Đống Đa.” (hét trích). Đồng chí Trọng nhớ cho kỹ câu này nhé! Khi được vô phòng Bầu Dục thì việc đầu tiên là hét cho to câu đó lên để mấy tên Đế Quốc Tư Bản ù lỳ, chậm hiểu ở Nhà Trắng sáng mắt, sáng lòng.

 

Ngài Tiến Sỹ còn nhắc thêm: “Dù còn e ngại những người lãnh đạo, Hoa Kỳ không thể không ngưỡng mộ dân tộc Việt Nam. Hoa Kỳ cần Việt Nam”. (hết trích). Câu này thì đồng chí Trọng phải chỉ thẳng mặt đàn anh Obama mà quát thật ngắn gọn, theo đúng văn hoá Cao Bồi Mỹ Quốc: “Tell me you fucking need me”, Hát luôn bài: “You Need Me, I Don’t Need You” của Ed Sheeran.

 

Em ở Mỹ cả gần nửa thế kỷ mà cho đến hôm nay em vẫn chưa thấy Thằng Mỹ nó Ngưỡng Mộ người Việt Nam ở chỗ nào? Ngoại trừ Nail và Phở. Hơn nữa em vẫn chưa hiểu rõ là Thằng Đế Quốc Mỹ cần Việt Nam hay ngược lại? Lão Thành Cách Mạng hiểu trước người thường là ở chỗ đó. Bác Trọng nhớ nghe lời vàng ngọc nhé.