KHAI THÁC ĐẤT HIẾM Ở VIỆT NAM SAO CHO HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN
Trong một chương trình truớc đây của chuyên mục Khoa học- Môi trường, chúng tôi đã gửi đến quí thính giả trình bày về vấn đề đất hiếm đuợc sử dụng trong các ngành công nghệ cao hiện nay trên thế giới.
Kỳ này mời quí vị cùng theo dõi một số thông tin về đất hiếm tại Việt Nam và huớng khai thác làm sao không gây ô nhiễm môi trường như vừa qua tại nước láng giềng Trung Quốc.
Xin phép được nhắc lại nguyên liệu đất hiếm gồm 17 nguyên tố có tên trong bảng tuần hòan Mendeleev. Những lọai nguyên tố này được phân bố rải rác không tập trung; từ đó việc khai khóang, phân tách để lấy được các nguyên tố đuợc nói là khó khăn và tốn kém. Từ đó người ta gọi tên chúng là đất hiếm.
Những nguyên tố đất hiếm như neodymium, samarium, dysprosium được sử dụng trong những lọai nam châm vĩnh cửu, công nghệ đánh bóng… Nhiều ngành công nghệ cao như điện thọai di động thông minh, xe ô tô sử dụng hai lọai nhiên liệu xăng và năng luợng mặt trời, hệ thống laser trong quân sự… đều phải sử dụng những nguyên tố đất hiếm như thế.
Tiến sĩ địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, một trong những người từng tham gia họat động tìm kiếm nguồn khóang sản đất hiếm tại Việt Nam cho biết một số công dụng của lọai nguyên liệu này:
Đất hiếm là những nguyên tố có hàm lượng thấp trong vỏ trái đất. Các nguyên tố đất hiếm và kim lọai đất hiếm là tập hợp của 17 nguyên tố hóa học trong bảng tuần hòan Mendeleev, nó có tên gọi scandi và yttri, và 14 trong 15 của nó thuộc nhóm lantan.
Do các tính chất vật lý và hóa học đặc biệt, các nguyên tố đất hiếm có rất nhiều công dụng kỹ thuật từ macro đến micro và nano cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như xúc tác hóa học trong ngành lọc dầu, kiểm tra ô nhiễm trong ngành xe hơi, gốm lót cho các động cơ phản lực, nam châm vĩnh cửu. Có nhóm dùng cho kỹ thuật nam châm vĩnh cửu, điện và điện từ, có nhóm được dùng để sản xuất momen từ cực mạnh để sử dụng trong kỹ thuật làm lạnh từ tính .
Trước đây từ những thập niên 60 đến 80, Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất đất hiếm. Tuy nhiên sau đó vị trí này đuợc chuyển sang Trung Quốc. Lý do vì chi phí sản xuất tại Hoa Lục rẻ và các quy chuẩn về vấn đề môi truờng không chặt chẽ, gắt gao như đuợc đưa ra tại các nuớc như Hoa Kỳ.
Trung Quốc là nuớc chiếm đến hơn 90% các sản phẩm đất hiếm xuất khẩu ra những thị trường thế giới. Trong 15 năm qua, Hoa Kỳ lệ thuộc hầu như tòan bộ vào nguồn sản phẩm đất hiếm nhập khẩu. Nhật Bản cũng trong tình trạng tương tự.
Cho nên vào mùa thu năm 2010 khi xảy ra tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku theo cách gọi của người Nhật hay Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc, thì Bắc Kinh đã tạm thời cắt nguồn xuất khẩu đất hiếm sang Nhật xem như là một vũ khí nhằm ép buộc Tokyo.
Những nước nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên Minh Châu Âu sau đó đã phải đưa vấn đề ra khiếu nại tại Tổ chức Mậu Dịch Thế giới, WTO.
Trung Quốc phản ứng truớc khiếu nại đó với lý do nói là vì tình hình sản xuất gây ô nhiễm môi truờng vừa qua, nay phải có biện pháp chấn chỉnh theo huớng phát triển bền vững nên Bắc Kinh phải hạn chế việc xuất khẩu đất hiếm của họ.
Ngòai việc khiếu nại lên Tổ chức Thương Mại Thế giới, WTO, các nước cho nhu cầu đất hiếm đều có biện pháp tìm kiếm nguồn nhập khẩu thay thế nguồn từ Trung Quốc.
Việt Nam là một trong những địa phương đuợc nhắc đến. Nhật Bản đã đặt vấn đề hợp tác khai thác đất hiếm với Việt Nam. Theo chuyên gia về chính sách năng lượng của Hoa Kỳ Marc Humphries, thuộc nhóm nghiên cứu Quốc hội Hoa Kỳ, trong một báo cáo sọan thảo hồi năm ngóai có trích dẫn phúc trình của Bộ Năng Luợng Mỹ nói đến mỏ Đồng Pao tại Lai Châu của Việt Nam là một trong những mỏ đất hiếm trên thế giới có thể đi vào sản xuất trong thời gian 5 năm tới. Báo cáo này cho biết hai tập đòan Nhật Bản là Toyota Tshuso và Sojitz đang hợp tác đối tác với phía Việt Nam trong dự án sản xuất đất hiếm.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cho biết thông tin về đánh giá trữ luợng cũng như vị trí của nguồn mỏ đất hiếm tại Việt Nam như sau:
Trữ lượng các mỏ đất hiếm Việt Nam là từ 7-8 tỷ tấn, tức đứng hàng thứ ba trên thế giới. Nuớc ta có cả hai dạng mỏ đất hiếm: thứ nhất là dạng mạch đá trong nền đá cổ ở Sơn La, Lai Châu, Yên Bái; và trong các dải cát đen ven biển ở miền Trung. Mỏ Đông Pao đến nay được xem là lớn nhất nằm trên địa phận xã Bản Hom, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Mỏ Đông Pao bao gồm trên 30 thân quặng lớn nhỏ đã được tìm kiếm tỉ mỉ với tài nguyên trữ lượng đạt trên 10,6 triệu tấn R2O3; 34,7 triệu tấn CaF2; 66,7 triệu tấn BaSO4. Hiện tại, mới chỉ tiến hành khai thác quặng fluorit với sản lượng hàng năm khoảng 1.000 tấn CaF2 cung cấp cho luyện kim.
Về họat động khai thác đất hiếm tại Việt Nam thì kỹ sư Lê Minh Phúc, thuộc Liên hiệp Khoa học Sản xuất Địa chất- Địa Vật Lý của Việt Nam cho biết họat động khai thác nguồn khóang sản này của Việt Nam đã đuợc tiến hành từ những năm 70 và nuớc mua lọai khóang sản thô đuợc khai thác từ đất này của Việt Nam là Tiệp Khắc. Ông nói:
Tôi biết trước đây tại Phong Thổ, Lai Châu có phát hiện ra một mỏ đất hiếm, trữ lượng tương đối và chất lượng cũng rất tốt. Lúc bấy giờ xuất bán cho Tiệp Khắc, tổng cộng khỏang hơn 50 xe camion ( mỗi xe độ 6-7 tấn), chuyển xuống Hải Phòng và chuyển về Tiệp Khắc. Họ sử dụng để tinh luyện đưa vào các công nghệ luyện kim, công nghiệp đánh sáng… Nói chung, họ cũng bí mật chứ không cho biết làm vào vấn đề gì. Lúc đó vào độ năm 72-73. Sau đó không thấy ai nói gì về đất hiếm ày nữa cả, trùm chăn để đó. Người ta nói Việt Nam chưa có khả năng tuyển đất hiếm, phía Tiệp lúc đó có những vấn đề chính trị trong nước của họ nên cũng không mua nữa.
Công nghệ khai thác thì chỉ đào lên thôi vì không sâu lắm.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cho biết thêm về thông tin mà kỹ sư Lê Minh Phúc trình bày:
Ở Việt Nam thì cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trước Tiệp Khắc và Ba Lan từng khai thác đất hiếm ở Việt Nam, mà hiện tại các vùng mỏ Nậm Xe còn để lại dấu vết của những hầm khai thác to, rộng đến mức mà một xe ôtô con có thể chui lọt, và độ dài hằng trăm mét. Việc khai thác của Tiệp Khắc và Ba Lan mới dừng lại vào khỏang năm 1985.
Lúc đó họ khai thác và lấy quặng của mình về để làm gì mình không hề biết, chế biến thế nào mình cũng không biết. Về phương pháp khai thác phải nói hiện Việt Nam còn thiếu phương tiện và công nghệ khai thác hiện đại. Chưa có đủ vốn để đầu tư cho việc khai thác, chế biến, cho nên chỉ có thể hợp tác khai thác với các nước có công nghệ tiên tiến để dần tiếp thu cho việc phát triển công nghệ đất hiếm.
Vấn đề bây giờ mình vẫn chưa có chuyên gia và kỹ thuật khai thác nên phải cử người đi học và dựa vào phương pháp tiên tiến của thế giới. Đặc biệt lưu ý không nên hám quyền lợi kinh tế trước mắt mà đi bán quặng thô. Phải giữ lại chừng mực, vì đối với đất hiếm việc bán quặng thô và sử dụng sau này trong công nghệ hiện đại giá thành của nó có thể tăng lên đến gấp hằng trăm lần và hơn nữa.Cho nên phải giữ lại tài nguyên này cho sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật sau này; vấn đề phải đuợc cân nhắc nghiêm túc.
Như cả hai chuyên gia về khóang sản đất hiếm của Việt Nam vừa trình bày, thì truớc đây Việt Nam cũng chỉ bán quặng thô cho hai nuớc Tiệp Khắc và Ba Lan chứ chưa tiến hành họat động tuyển và tách các nguyên tố đất hiếm sang giai đọan cao hơn.
Tuy vậy theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang thì cách làm như Trung Quốc lâu nay trong việc tách các nguyên tố đất hiếm ra khỏi đất sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngòai ra đây cũng là nguồn phóng xạ có hại cho công nhân khai khóang. Ông trình bày:
Việc khai thác, chế biến đất hiếm có nguy cơ gây ô nhiễm hơn là khai thác các lọai như than đá, dầu mỏ… Vì chế biến đất hiếm phải dùng nhiều lọai hóa chất có ảnh hưởng đến môi trường. Ngòai ra trong đất hiếm có những khóang chất mang tính phóng xạ với cường độ cao hơn những lọai phóng xạ khác; tức chứa đựng hai nguy cơ: ô nhiễm hóa chất và ô nhiễm phóng xạ.
Hướng cho tương lai để có thể khai thác đuợc nguồn trữ lượng đất hiếm hiện có của Việt Nam một cách hiệu quả về mặt kinh tế cũng như không gây hại cho môi truờng cũng đuợc tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nêu ra:
Vấn đề đặt ra là phải bảo vệ sức khỏe cho những công nhân khai thác, sức khỏe của người dân trong vùng mỏ và hòan nguyên môi trường sau khai thác. Cụ thể theo qui định nuớc thải sử dụng trong khai thác đất hiếm không được chứa quá 15 mg azote ammoniacal/lít
Các chất phóng xạ và phốt- pho cũng không được quá mức qui định.
Việc khai thác đất hiếm đặt ra yêu cầu bảo vệ môi trường và sức khỏe nguời dân một cách phải nghiêm túc. Dung hòa hai điều này là một thách đố lớn đối với Nhà Nước. Tuy nhiên, việc khai thác đất hiếm sẽ không gây cấn như việc khai thác bauxite Tây Nguyên. Lý do vì khai thác đất hiếm dù sao vùng khai thác không lớn như khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên chủ yếu không nằm trong vấn đề kỹ thuật (cơ bản), trong vấn đề bảo vệ môi trường, mà nằm trong vấn đề bảo vệ Tổ quốc.
Như trình bày ở trên, sau khi Trung Quốc thông báo việc hạn chế sản xuất đất hiếm nại lý do môi truờng cần phải tái sắp xếp sản xuất theo huớng bền vững, các nuớc như Hoa Kỳ đang phải có chiến lược khai thác trở lại nguồn khóang sản họ đang có theo những phương pháp tiên tiến, thân thiện môi trường….
Thống kê trong báo cáo của tác giả Marc Humphries cho thấy nhu cầu về nguyên liệu đất hiếm trên thế giới hằng năm là chừng 136 ngàn tấn. Trong khi đó sản xụất chỉ đáp ứng ở mức 133.600 tấn. Phần còn lại là do những nguồn dự trữ khai thác truớc đây còn lại. Đến năm 2015, dự kiến nhu cầu về nguyên liệu đất hiếm của thế giới sẽ tăng lên ít nhất đến 185000 tấn mỗi năm. Có uớc tính từ Hiệp hội Công nghiệp Đất hiếm của Trung Quốc nói là nhu cầu này có thể tăng đến 210000 tấn mỗi năm kể từ năm 2015.
Nhu cầu về nguồn nguyên liệu khóang sản nhằm đáp ứng sản xuất phục vụ cuộc sống ngày càng cao của con nguời mỗi ngày một tăng lên; tuy nhiên yêu cầu bảo đảm phát triển bền vững, bảo vệ môi truờng cũng chặt chẽ hơn. Đây là bài tóan mà giới khoa học, các nhà quản trị xã hội, cùng các nhà sản xuất … phải giải như trong trường hợp đất hiếm hiện nay.
Gia Minh - RFA
|