VỀ DANH HIỆU VIỆN SỸ

 

Gần đây trên mạng thấy rộ lên ý kiến bàn bạc về danh hiệu Viện sỹ ở Việt Nam. Tập san Tổ Quốc xin trích đăng ba ý kiến sau đây đẻ độc giả có dịp tham khảo.

1 - Ông Nguyễn Thanh Giang có phải là viện sỹ?

Hà Nội, ngày 15/2/2009

Thiện Tâm

Thời gian vừa qua, xảy ra cuộc tranh luận công khai trên một số diễn đàn giữa nhóm với ông Nguyễn Thanh Giang với một số nhà dân chủ khác. Nội dung tranh luận đề cập đến vấn đề khác nhau, nhưng có đề cập đến học vị, danh hiệu của ông Nguyễn Thanh Giang. Đã có một số ý kiến tỏ ý nghi ngờ học vị “tiến sỹ, viện sỹ” của ông Nguyễn Thanh Giang, mà chỉ là sản phẩm của tính háo danh của ông Giang. Tôi nghĩ rằng, bất kỳ một ý kiến nào đưa ra cần phải có bằng chứng cụ thể, không thể dựa trên sự võ đoán mà làm tổn hại đến uy tín của người khác. Nếu ông Nguyễn Thanh Giang thực sự là viện sỹ mà bị quy kết sai thì sẽ làm tổn hại đến một “lão thành dân chủ”. Vì vậy để rộng đường cho dư luận, nay tôi xin công bố tài liệu mà ông Giang đã dựa vào đó để khẳng định ông ta là viện sỹ Viện khoa học hàn lâm New york (tài liệu do chính ông Giang photocoppy từ bản gốc gửi cho một số ngưòi để khoe là viện sỹ, ngay trong bữa tiệc mừng ông Giang trở thành “viện sỹ”). Nguyên văn tài liệu là:

“ New york

Academy of Sciences

Serving science, technology, and society worldwide since 1817

Presented to

Nguyen Thanh Giang

An active member of this academy

May 1998

to remain in good standing by fupilling the responsibilities of membership”

Dưới đó là chữ ký của “chairman of the board” và “president and ceo”

Bất kỳ ai có trình độ tiếng Anh đủ để đọc hiểu cũng biết rằng những nội dung trên không phải quyết định công nhận ông Nguyễn Thanh Giang là viện sỹ của Viện khoa học New york dù là viện sỹ danh dự. Đây chỉ là tài liệu công nhận ông Nguyễn Thanh Giang là hội viên tích cực, có hoạt động đóng góp cho sự phát triển của Viện khoa học New york . Rõ ràng đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng giữa công nhận là viện sỹ với ghi nhận là hội viên tích cực. Mặt khác, với phần đông người Việt Nam đều hiểu “viện hàn lâm” là nơi tập trung những bộ óc siêu việt, người thông thái nhất, nhưng thực tế ở Mỹ thì cách hiểu này chỉ đúng một phần, “viện hàn lâm” chỉ là một đoàn thể. Trong các “viện hàn lâm khoa học” ở Mỹ chỉ có Viện hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ là có uy tín nhất; các viện hàn lâm khác, mặc dù cũng dùng chữ “academy”, như “New york academy of sciences” (NYAS - Viện hàn lâm khoa học New york) là một đoàn thể thương mại, không có uy tín gì lớn trong cộng đồng khoa học. Bất cứ sinh viên nào cũng có thể trở thành hội viên nếu đóng hội phí hàng năm cho viện này. Do đó thành viên của NYAS không phải là một danh dự, một chứng nhận cho sự thành đạt trong khoa học. Nếu tôi không nhớ nhầm cách đây vài năm thì mức phí mà các hội viên phải đóng một năm cho NYAS là 105 USD.

Sợ việc gọi “viện sỹ Nguyễn Thanh Giang” chỉ là câu chuyện đùa của ông Giang hoặc do những người yêu quý ông Giang nói ra, tôi đã phải cẩn thận đọc các bài viết của ông Giang trước đây để xem có ghi “viện sỹ Nguyễn Thanh Giang” hay không. Ngay trong “Thư phản kháng” gửi “các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ” ngày 26/2/2000, ông Giang đã ký tên là “tiến sỹ, viện sỹ Nguyễn Thanh Giang”. Trong tài liệu quan trọng như vậy thì không thể có chuyện đùa. Không những thế, tài liệu này vẫn còn được lưu trong thư viện điện tử Nguyễn Thanh Giang. Rõ ràng ông Nguyễn Thanh Giang rất thích danh hiệu “viện sỹ” này.

Một danh hiệu không phải là của mình, một hội viên của một tổ chức thương mại, chỉ cần đóng tiền hội phí là có thể được tham gia mà ông Nguyễn Thanh Giang vẫn thích thú như vậy (tổ chức liên hoan ăn mừng to sau khi nhận được tờ giấy chứng nhận đã nộp tiền lệ phí), đủ để chứng minh ông Giang là người như thế nào.

Xin mời mọi người viết đơn và nộp lệ phí cho NYAS (mọi người có thể gửi về info@nyas.org hoăc tìm hiểu qua www.nyas.org), tôi khẳng định rằng sẽ được làm “viện sỹ Viện hàn lâm New york ” như ông Nguyễn Thanh Giang.

2 - Ý KIẾN CỦA BÀ TRẦN THỊ HỒNG SƯƠNG

Khi xưng Viện sĩ phải kèm theo Viện nào công nhận, theo hệ thống giáo dục hay xã hội nào. Trong cơ cấu xã hội Mỹ có nhiều hội đoàn lập ra học viện (Academy) để kết nạp các học giả là những người có một số hoạt động khoa học nhất định. Việt Nam không có đoàn thể và không có Học Viện tư nhân của đoàn thể nên khá xa lạ với từ Viện sĩ . Việt Nam có rất nhiều Học Viện quốc doanh nhưng chưa xây dựng chuẩn để Viện quốc doanh Việt Nam được công nhận và cũng chưa xây dựng chuẩn để xét viện sĩ. Đây là chuyện VN cần phải làm tiếp theo.

Viện sĩ khoa học chuyên ngành giống như học giả văn học là người có những bài viết nghiên cứu trên Đại học hay ngoài Đại học như một số nước quy định.

Ông Nguyễn Thanh Giang bảo ông là Viện sĩ được tổ chức nào đó ghi nhận vậy là đủ rồi ! Không phải là giả nhưng không thể so sánh hai hệ thống chuẩn hoá của Việt Nam, Mỹ hay Mông Cổ vì các Viện có tầm cở cao thấp khác nhau. Phải biết tiêu chuẩn của các Viện này mới nên có ý kiến . Thí dụ Viện đó quy định phải có bằng Tiến sĩ và các bài nghiên cứu mà người làm hồ sơ ngụy tạo chứng cứ này thì mới nói là ...giả .

Thí dụ trường hợp sau đây Ông Lương Ngọc Huỳnh làm việc cho Công ty Đông Nam Dược Bảo Long có bằng Lương Y VN. Lương Ngọc Huỳnh theo học chương trình chuyển đổi của trường ĐH Y khoa Mátxcơva, sau đó được cấp bằng Bác sỹ Dân tộc học.

Lương Ngọc Huỳnh kể : Một ngày đầu năm 2007, Lương Ngọc Huỳnh được tiếp một đoàn khách đặc biệt gồm nhiều giáo sư bác sỹ do Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Mông cổ dẫn đầu. Nguyên do là Lương Ngọc Huỳnh đã gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học Mông cổ đề án sử dụng các phương pháp khí công để chữa bệnh. Sở dĩ anh phải gửi sang tận Mông cổ vì ở đấy có Trung tâm chuyên nghiên cứu về Đông phương học.

Viện Hàn lâm Khoa học Mông cổ được 18 nước trên thế giới công nhận và có trụ sở chính ở Mỹ. Bà Viện trưởng rất ấn tượng với đề án này và trực tiếp sang Nga gặp tác giả. Bà muốn tận mắt xem những gì Lương Ngọc Huỳnh viết trong đề án có đúng không: “Bà yêu cầu tôi khám bệnh cho bà ấy. Tôi nói tất cả về tình trạng sức khoẻ của bà. Các giáo sư đi cùng cũng được tôi chẩn đoán. Họ nói tôi chẩn đoán đúng như các kết quả xét nghiệm mà họ đã làm. Họ đề nghị tôi điều trị. Chỉ trong một thời gian rất ngắn những bệnh cơ bản như thoái hoá đốt sống cổ, mỡ trong máu... đã giảm rõ rệt ”. Ngay sau bài test này, Lương Ngọc Huỳnh một võ sư VN dạy võ được phong Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm khoa học Mông cổ. Báo chí VN ca ngợi !

Ông Lương Ngọc Huỳnh trở thành Viện Sĩ cho một số nghiên cứu ngoài Đại học đơn giản thế đấy !

Ở Mỹ có nhiều Viện do Hội đoàn lập và cấp chứng nhận Viện Sĩ theo một số tiêu chuẩn nào đó để cùng nhau hoạt động nghiên cứu. Có người với cá tính cay cú xúc xiểm cho đó là cách người Mỹ xấu xa “kinh doanh lòng háo danh “ nhưng cũng có thể coi là khuyến khích một số nghiên cứu ngoài Đại học như trường hợp Ông Lương Ngọc Huỳnh thì cũng là điều tích cực đó chứ. Các tiến sĩ Giáo Sư tự phong tự xài của VN đâu có đẳng cấp gì trong thế giới ngoài VN thì có háo danh không cho dù nhà nước công nhận ! Nhà nước công nhận đâu có giá trị khoa học gì?

……….……

Sau khi học xong Trường Dược khoa 1971 tôi đã học chuyên ngành Phòng thí nghiệm tại Viện thí nghiệm Trung Ương nằm trong khuôn viên Bệnh viện quân đội là bệnh Viện Cộng Hoà ở Sàigòn . Đây là nơi có hệ thống xét nghiệm tối tân quy củ nhất thời đó làm việc chung với các chuyên gia Mỹ và có liên hệ các viện bên Mỹ để xác lập kết quả nghiên cứu, phân tích mẫu vật, xác định các cái chết nghi ngờ là bị đầu độc hay không, theo dõi các biến thiên vi trùng ...và để các sinh viên tốt nghiệp y khoa (Bác sĩ ) thực hiện các Luận Án Tiến sĩ Y khoa quốc gia ...hoàn toàn miễn phí !

Nay tôi không tìm ra nơi ở VN để các sinh viên học Y Khoa làm luận án khoa học mà chỉ có “Lăng Bác Hồ” “Bảo tàng HCM” và “Đại Nam quốc tự” hoành tráng để cầu Trời khẩn Phật là sao, đất nước sẽ về đâu, phải ... về “cỏi trên” chắc ? Tôi vẫn luôn rất phản ứng khi nói đến việc sử dụng ngân sách. Để có một Phòng thí nghiệm khoa học và nghiêm túc như thế thì chắc chắn phải cắt ngắn xẻo cụt ngân sách Đảng ! Chớ trách, chính trí thức không thấy ra đường đi trong XHCN thế đấy nên không ủng hộ CS !

Trước 1975 Trường Y khoa được công nhận tương đương đến năm thứ năm còn trường Dược đến năm thứ hai, cho nên dù học ở Sàigòn có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ sang Mỹ cũng phải học lại từ năm thứ ba trường Dược Khoa hay năm thứ sáu Trường Y Khoa mới có thể được công nhận và hành nghề ở Mỹ ! Philippine đã tăng năm học Trường Y lên 10 năm để được Mỹ công nhận tương đương và mục tiêu là có thể xuất khẩu lao động có kỷ thuật cao sang Mỹ ? Hiện nay nhiều Bác sĩ Phillippine sang Mỹ làm y tá vì lưong cao ! Xin để tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang yên ổn, có bạn bè cùng giới vốn rất ít trong chuyên ngành Địa Vật Lý của ông để cùng trao đổi thông tin !

Phải nói thẳng minh bạch với nhau như thế, nhưng mong rằng chúng ta thấy ra nhiều việc để hiểu về nhau hơn

Cần Thơ, ngày 22 tháng 2 năm 2009
Trần Thị Hồng Sương

3 - Ý KIẾN CỦA “ NGƯỜI BÌNH LUẬN ”

Chuyện này cũng rối rắm, lơ mơ, đúng sai khó tường như các chuyện : chủ nghĩa Mác có thừa nhận kinh tế thị trường không ? ( Mác chủ trương tiêu diệt tư hữu và kinh tế hàng hóa ), ĐCSVN có phải là đội tiền phong của giai cấp công nhân không ? Chưa đỗ lớp mười có thể được phong giáo sư không ? Phó tiến sỹ đều xem là tiến sỹ có đúng không ? Chuyện tôn vinh đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 vị tướng tài thế giới là có thật nhưng sự thật ấy như thế nào ? vv….

Tôn vinh Đại tướng đến thứ hạng lịch sử nhân loại như vậy chỉ là từ một Viện của Vương quốc Anh, không phải của một tổ chức quốc tế nào lập danh sách theo kết quả bình chọn trên phạm vi toàn cầu.

Dẫu sao, người bình thường không chỉ xem đấy là vinh dự của Đại tướng mà là của quốc gía, nhưng, tay chân các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ … thì ra sức bôi bác. .

Ngày nay các nước hầu như không có danh hiệu viện sỹ. Ở Việt Nam danh hiệu Viện sỹ cuả ông Nguyễn Thanh Giang cũng chỉ như cuả các Viện sỹ khác như: Đặng Hữu ( phong viện sỹ cho ông Đặng Hữu là một viện con cuả Liên Xô – Viện Cầu Đường – chứ không phải Viện cuả Liên bang), Phạm Minh Hạc ( phong viện sỹ cho ông Phạm Minh Hạc là một viện chuyên ngành cuả Liên Xô – Viện Sư phạm), Nguyễn văn Đạo ( phong viện sỹ cho ông Nguyễn văn Đạo là một viện nhỏ cuả Tiệp Khắc ) vv …..

Trong ba danh hiệu viện sỹ được ghi trong tiểu sử của ông Vũ Tuyên Hoàng có danh hiệu Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới Thứ Ba. Tổ chức này chỉ là một ước lệ.

Báo Nhân Dân của Đảng từng vinh danh ông Nguyễn văn Hiệu là viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nữu Ước. Chứng chỉ Viện Hàn lâm Khoa học Nữu Ước cấp cho ông Nguyễn văn Hiệu giống hệt ông Nguyễn Thanh Giang. ( xem web của Viện Hàn lâm Khoa học Nữu Ước NYAS )

Không ai là Viện sỹ theo cái nghiã cổ điển cả.

Nói Viện Hàn lâm Khoa hoc Nữu Ước chi là tổ chức hội hè, làm tiền không chỉ vô chính trị mà còn tỏ ra lếu láo, vô học. Cũng không thể nói VHLKH Nữu Ước thấp kém hơn các Viện của Liên Xô. Quy mô toàn cầu của VHLKH Nữu Ước lớn hơn các viện của Liên Xô nhiều. Tại đây có nhiều nhà khoa học danh tiếng, kể cả các giải Nobel, có nhà xuất bản, tạp chí, bản tin … phát hành toàn cầu. Hơn nữa, phải tẩy bỏ cái định kiến lạc hậu, sai lầm: Viện của nhà nước mới đáng trọng, quốc doanh quý hơn tư doanh. Trường đại học Havard là truòng tư nhưng danh tiếng hơn nhiều trường đại học quốc lập ở Hoa Kỳ.

Nói chỉ cần nạp 100 USD là được công nhận viện sỹ VHLKH Nữu Ước là hoàn toàn bậy bạ, là sự phỉ báng hỗn xược của kẻ vô loài đối với một tổ chức khoa học lớn.

Những đóng góp cho khoa hoc, công nghệ cuả ông NTG không hề kém một số trong các ông kia. Chỉ khác là ông NTG không chức sắc, không là đảng viên Cộng sản Việt Nam nên không được báo Đảng vinh danh như các ông kia.

Thực tế, không phải tất cả những người có học hàm học vị: viện sỹ, giáo sư, tiến sỹ …. đều giỏi cả. Nhiều học giả, thậm chí chỉ là công nhân, không bằng cấp cao nhưng đáng nể trọng hơn nhiều.

Trong chính trường cũng vậy. Không phải tổng bí thư, ủy viên bộ chính trị, bộ trưởng …… đều là những người tài giỏi, đức độ. Trong nhân dân, nhiều người có tài cao, đức trọng hơn nhiều.

Đánh giá tài năng một con người chủ yếu nên tìm hiểu xem họ đã làm được những gì, đóng góp được những ý kiến gì, viết được những gì ……, học hàm, học chỉ là để tham khảo.

Người Bình luận